Thực trạng pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.Thực trạng pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà

2.3.1. Tình hình thực trạng tội phạm xâm hại tình dục

Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối và ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Theo thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc hội, thì chỉ trong Quí I năm 2019, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 1111 đã tiếp nhận hơn 300.000 cuộc gọi đến, tư vấn cho gần 6.800 ca, can thiệp hơn 200 ca. Trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm 30%. Theo số liệu của Bộ Công an, trong năm 2016 và 2017 có 28 tỉnh, thành phố có từ 30 đến 110 trẻ em bị xâm hại. Đáng chú ý là trẻ em bị xâm hại bởi người thân trong gia đình là bố đẻ, bố dượng, anh, em họ chiếm tỷ lệ cao với hơn 21%, gần 60% bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.

Thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em với 7.767 trẻ em bị xâm hại. Riêng tại Hà Nội, có 365 vụ xâm hại trẻ em với 313 trẻ em bị xâm hại.16

Tuy nhiên, những thống kê trên chỉ là phần nổi. Và trên thực tế thì con số này còn lớn hơn vì chỉ những hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý. Ngoài ra, nhiều trường hợp, thì gia đình và nạn nhân không tố giác tội

16 Lê Phương, Góc nhìn đại biêu: Thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, cổng thông tin điện tử quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, ngày 31/08/2019

phạm lên cơ quan chức năng, vì lo sợ việc đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình và cuộc sống của các em sau này.

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)