6. Cấu trúc đề tài
3.5. Giải pháp tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã quy đinh về quyền trẻ em tại khoản 1, điều 37 như sau: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Có thể thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ của toàn xã hội. Và việc đưa quyền trẻ em lên chương 2, trong chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chỉ ngay sau chế độ chính trị, cho thấy tầm quan trọng của nó trong pháp luật Việt Nam. Vì thế cần tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bằng các cách sau:
- Xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được bảo vệ và phát triển tốt nhất, giảm thiểu các nguy cơ về xâm hại tình dục đối với trẻ em
- Tăng cường gắn kết trong cộng đồng dân cư, gắn kết mối quan hệ giữa những người trong xóm làng, tạo một cộng đồng đoàn kết để có thể giúp đỡ lẫn nhau
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức bảo vệ trẻ em tới từng hộ gia đình, và cả toàn xã hội, từ đó mọi người có thể nhận thức và tăng cường bảo vệ và chăm sóc trẻ em, để gia đình có thể thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc nuôi dạy và bảo vệ con cái của mình khỏi các hành vi xâm phạm, gia đình phải có nhiệm vụ chia sẻ, giáo dục và thấu hiểu trẻ về mặt tâm lý và tình cảm, để có thể dạy dỗ các em, định hướng đồng thời bảo vệ các em khỏi những tiêu cực từ xã hội cũng như nguy cơ có thể bị xâm hại.
- Tổ chức hướng dẫn các biện pháp phòng ngữa và các biện pháp tự bảo vệ bản thận trước các loại tội phạm phâm hại tình dục cho trẻ em. Đồng thời giáo dục, vận động trẻ phải tố giác tội phạm khi có các hành động xâm hại bản thân.
KẾT LUẬN
Xâm hại tình dục trẻ em hiện là một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến quyền của trẻ em và sự phát triển toàn diện của chính trẻ em, cũng như ảnh hưởng đến toàn gia đình và xã hội. Trong thời gian gần đây, tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn toàn quốc nói chung và trên địa bàn thành Thành phố Đà Nẵng nói riêng diễn biến khá phức tạp.
Để khắc phục và hạn chế loại tội phạm này thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội, xác định được các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những biện pháp phòng, chống có hiệu quả, có đường lối xử lý đúng đắn, đảm bảo sự công bằng nghiêm minh của pháp luật. Thông qua bài báo cáo này, tôi đã nghiên cứu các góc độ về pháp luật trong vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, đồng thời liên hệ với thực tiễn giải quyết các vụ án, các loại tội phạm này tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, từ đó nhìn nhận được những điểm mạnh và những điểm bất cập, những vướng mắc tồn tại về loại tội phạm này. Đồng thời, đưa ra những ý kiến, quan điểm cá nhân, những kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế loại tội phạm này.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn ngắn, chưa tìm được nhiều tài liệu nghiên cứu do đó không thể tìm hiểu thông suốt các vấn đề còn tồn đọng trong việc giải quyết các án xâm hại tình dục trên thực tế. Các ý kiến, kiến nghị đưa ra vẫn chỉ là trên lý thuyết, chưa được thử nghiệm nên không thể nắm chắc khả năng áp dụng vào đời sống. Và trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài báo cáo tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013
2. Bộ luật hình sự 2015
3. Bộ luật hình sự 1999
4. Bộ luật tố tụng hình sự 2015
5. Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004
6. Luật trẻ em 2016
7. Nghị quyết 06/2019/NQ-HDPT
8. Phạm Thị Bích Ngọc. Quy định của pháp luật và thực trạng xét xử các vụ án xâm hại trẻ em và kiến nghị hoàn thiện, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap- luat/quy-dinh-cua-phap-luat-va-thuc-trang-xet-xu-cac-vu-an-xam-hai-tre-em-va- kien-nghi-hoan-thien
9. Xâm hại tình dục trẻ em – Thực trạng và giải pháp (phần 1), Ủy ban thường vụ quốc hội, ngày 02/01/2020, http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?
portalid=52&tabid=108&catid=515&distid=4638
10. Quá trình xây dựng và phát triển ngành TAND thành phố Đà Nẵng, cổng thông tin điện tử tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng,
https://danang.toaan.gov.vn/webcenter/portal/danang/gioithieu? dDocName=TAND018841
11. Lê Phương, Góc nhìn đại biêu: Thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, cổng thông tin điện tử quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, ngày 31/08/2019,
http://quochoi.vn/hoatdongdbqh/pages/tin-hoat-dong-dai-bieu.aspx? ItemID=41641