Giải pháp về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 40 - 42)

6. Cấu trúc đề tài

3.4.Giải pháp về quản lý nhà nước

Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước cũng là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh các tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Do đó, cần phải khắc phục những hạn chế trong việc quản lý nhà nước để có thể hạn chế được những tội phạm đó.

Đầu tiên, phải nâng cao công tác về tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền về phòng, chống các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội. Để mỗi người dân, mỗi cán bộ đều có thể ý thức, nhận thức được pháp luật và từ đó có thể nhận thức được hành động trái pháp luật của mình. Đồng thời kết hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm mình, từ đócó thể đảm bảo được việc thi hành pháp luật đối với mọi người, và tạo cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật. Để làm được điều đó, đầu tiên cần phải tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ và nhận thức được đúng đắn về việc xâm hại tình dục trẻ em trong pháp luật, hậu quả nặng nề của nó để lại cho xã hội.

Cần tuyên truyền cho gia đình và nạn nhân và những người khác hiểu về tầm quan trọng của việc tố cáo tội phạm xâm hại tình dục, và phải trình báo sớm để ngăn

ngừa những hậu quả có thể để lại, và ngăn chặn việc thủ phải có thể xóa dấu vết, trốn được tội.

Đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết về tầm quan trọng của chứng cứ để họ có thể bảo toàn chứng cứ khi tố giác tội phạm, tạo điều kiện thuân lợi cho cơ quan điều tra trong việc thu thập bằng chứng như dấu vết tinh dịch, lông, tóc của tội phạm, … tạo điều kiện cho việc điều tra được diễn ra thuận lợi hơn.

Không những vậy, cũng phải tuyên truyền đến những những khu vực và địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, để họ có thể tiếp cận được pháp luật và để có thể bảo vệ con em mình cũng như để trẻ em được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tự bảo vệ mình. Đồng thời cũng tuyên truyền để bà con nơi đây đăng kí khai sinh cho con em đúng theo quy định của pháp luật, để thuận tiện cho việc quản lý và điều tra của nhà nước trong việc xác định độ tuổi của nạn nhân, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, ví dụ các trường hợp tội phạm liên quan đến tội danh giao cấu vời người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

Cần tuyên truyền một cách ngắn gọn, dễ hiểu, nói theo ngôn ngữ dễ hiểu để phù hợp cho mọi người có thể tiếp cận pháp luật một cách dễ dàng hơn, để có thể hiểu được pháp luật và có thể tiếp thu tốt nhất. Từ đó có thể hạn chế được các trường hợp đáng tiếc liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Không những vậy cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, không những thường xuyên tổ chức các hội nghị, diễn đàn để tuyên truyền, mà còn phải tuyên truyền qua các hình thức truyền thông trực tuyến như đài phát thanh, truyền hình, báo đài… của địa phương, đồng thời thông qua các buổi họp tại địa phương như sinh hoạt văn hóa khối phố, họp tổ dân phố, để có thể tuyên truyền được tới mọi người, mọi nhà. Thường xuyên tạo các đợt tuyên truyền, cổ động để mọi người có thể chú ý hơn đến vấn đề này. Từ đó có thể phòng tránh được các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, phải tăng cường kiểm soát các tệ nạn xã hội, kiểm soát các tệ nạn như nghiệm văn hóa phẩm đồi trụy như phim ảnh khiêu dâm, nạn nghiện rượu bia… Những tệ nạn này cũng là một trong những nguyên nhân làm xảy ra và gia tăng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Vì thế để kiểm soát được các tệ nạn này cần tuyên truyền giáo dục mọi người tranh xa các loại tệ nạn này, tăng cường quản lý nhà nước để có thể kiểm soát được các tệ nạn này như kiểm soát chặt chẽ các văn hóa phẩm sách báo, phim ảnh… để ngăn chặn các văn hóa phẩm đồi trụy, đồng thời tuyên truyền, giáo dục mọi người để hiểu rõ tác hại của nghiện rượu bia, có những chế tài nghiêm khắc để hạn chế những hành vi cổ xúy, khuyến khích uống rượu bia… Và đồng thời xử lý nghiêm để có thể giáo dục, răn đe mọi người để có thể đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn này, từ

đó có thể ngăn chặn được sự hình thành của các loại tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực tiễn xét xử các tội xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 40 - 42)