Nhiễm sắc thể:

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và ứng dụng của sinh học phân tử trong chẩn đoán ung thư (Trang 32 - 37)

► Đột biến nhiễm sắc thể cũng tạo ra một dấu ấn sinh học chỉ điểm ung thư trong chẩn đoán.

Ví dụ: NST Pheladelphia là một trong những đột biến quen thuộc trong ung thư máu. Khi NST số 22 bị đột biến thêm đoạn từ NST số 9 chuyển vào. Gen ABL tại NST số 9 lúc này đã chuyển sang NST số 22 hợp với gen BCR của NST số 22 để tạo thành sự liên hợp gen BCR-ABL. Gen này chứa thông tin di truyền tổng hợp nên một protein bất thường gây ung thư bạch cầu. Phương pháp chủ yếu để xác định chính là xét nghiệm máu.

b. Gen:

► Đột biến ở mức độ gen cũng có thể dẫn đến ung thư mà các chẩn đoán bằng sinh học phân tử có thể chỉ ra.

► Khi DNA xảy ra sự thay đổi thành phần, số lượng các nucleotide, từ đó có thể tạo ra các hệ quả khác nhau:

• Không ảnh hưởng: Sự thay đổi trong DNA không ảnh hưởng đến chức năng và protein mà chúng mã hóa cho.

• Kích hoạt: Khiến cho không kiểm soát được quá trình tạo ra protein hoặc protein tạo ra có những chức năng khác.

c. Protein:

► Dùng protein như dấu ấn sinh học phân tử là một phương pháp phổ biến nhất trong chẩn đoán ung thư hiện nay. Thường những protein bất thường được tạo ra từ những gen đột biến sẽ đi vào máu, một số trường hợp được giữ lại trong các lớp mô.

4. Chẩn đoán phân tử

4.4. Các phương pháp chẩn đoán ung thư bằng sinh học phân tử.

a. Giải trình tự DNA:Một phương pháp để phát hiện DNA chính là trực tiếp xác định những nucleotide mà DNA đó mang. Người đầu tiên phát hiện nguyên tắc này là Fred Sanger, ông đầu tiên đã tạch đoạn DNA thành những mạch đơn, sau đó một mạch đơn được tái bản nhiều lần và dùng hóa chất để dừng quá trình tái bản ở các vị trí khác nhau. Từ Sanger, ông đầu tiên đã tạch đoạn DNA thành những mạch đơn, sau đó một mạch đơn được tái bản nhiều lần và dùng hóa chất để dừng quá trình tái bản ở các vị trí khác nhau. Từ đó tạo ra các hàng loạt các các mạch DNA đơn với độ dài khác nhau. Các hóa chất được dùng để dừng tại cacd nucleotide nhất định, điều này cho phép họ có thể tập hợp các mảnh DNA thành một chuỗi hoàn chỉnh là chính đoạn DNA ban đầu. Qua đó, ta có thể nhìn thấy những điểm đột biến bất thường từ DNA ta phân tích. Hiện nay phương pháp đã được cải tiến có tên là NGS, nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn đồng thời tích hợp với máy tính hiển thị kết quả. Từ đấy dễ dàng phát hiện được các đột biến gen bất hoạt khối u, hoặc những gen có khả năng gây ung thư.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học và ứng dụng của sinh học phân tử trong chẩn đoán ung thư (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(46 trang)