chức tín dụng 70% 12% 3% 15% NH TMNN (5) NH nước ngoài tại Việt Nam (27) NH liên doanh (4) NH TMCP (36)
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Có thể quan sát thấy ngành ngân hàng Việt Nam bị chi phối chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại quốc doanh. Chỉ tính riêng thị trường cho vay trong nước, năm ngân hàng này đã chiếm đến 70% thị phần. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chiếm 15%, tiếp theo là các ngân hàng thương mại cổ phần với 12% thị phần và các ngân hàng liên doanh chỉ có 3% thị phần. Hiện tại, các NH nước ngoài ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên thị phần
của họ có xu hướng giảm dần do các NH trong nước ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là khối
Phần lớn tín dụng của các ngân hàng thường được chuyển cho các công ty Nhà nước. Khoảng 50-60% dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước dành cho các công ty nhà nước. Những hoạt động chính của các ngân hàng nước ngoài chủ yếu là cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hoạt động của các tổ chức xuyên quốc gia có mặt tại Viêt Nam. Thường thì đối với những dịch vụ cho các công ty nội địa, các công ty nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng nước ngoài có rất ít khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nộiđịa. Ngân hàng liên doanh chiếm hầu hết thị phần đối với những dịch vụ tài chính cho các công ty nội địa tư nhân.
2.6.3 Ngân hàng thương mại quốc doanh
Thường thì các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủđạo trong nền kinh tế Việt Nam. Theo truyền thống, NHTMNN cung cấp vốn và dịch vụ cho những doanh nghiệp Nhà nước này. Chính vì thế, các NHTMNN thườngđược hưởng rất nhiềuưu đãi từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Hiện tạiở Viêt Nam có 5 ngân hàng TMNN, đó là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NH Ngoại thương Việt Nam, NH Đầu tư – Phát triển
Việt Nam, NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Riêng NH Phát triển nhà đồng bằng
song Cửu Long cũng thuộc dạng mô hình NHTM Nhà nước nhưng với quy mô không lớn, chỉ tương đương một NHTM cổ phần lớn nhất. Nếu chỉ tính 4 NHTMNN nói trên, ta đã thấy
vai trò chủ đạo trong huy động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Quy mô về vốn của 4 NH này rất lớn. Tổng tài sản nợ của 4 NH này đã lên tới trên 400.000 tỷ đồng; trong đó nguồn
vốn huy động lên tới 385.083 tỷđồng, tương đương khoảng gần 50% GDP năm 2003 của
nước ta. Các NHTMNN đã chiếm tới khoảng gần 80% tổng nguồn vốn huy động của hệ
thống ngân hàng.
2.6.3.1 Tổng dư nợ tín dụng
Phần lớn những phần dư nợ tín dụng của các NHTMNN dành cho ngành nông nghiệp và trông trọt (23-26% trong tổng nợ của các ngân hàng này). Mảng cho vay tín dụng lớn thứ hai của các NHTMNN là ngành thương mại và dịch vụ (16-22%), tiếp đến là ngành sản xuất
hàng hoá. Ngành xây dựng chiếm vị trí số bốn trong bảng tổng kết các đối tượng vay nợ của
NHTMNN.
Dư nợ tín dụng của các NH TMNN phân theo ngành 22% 1% 4% 16% 22% 13% 22% Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp Thương mại Xây dựng Ngành khác
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Tính đến tháng 12 năm 2000, tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của các NHTMNN chiếm
khoảng 60% và chủ yếu dùng cho ngành nông nghiệp, thương mại và dịch vụ với vòng quay vốn ngắn hạn. Trường hợp ngoai lệ là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn tiếp tục
cho vay trung và dài hạn tạo nguồn tài chính cho những dự án lớn.
Bảng 2-4: Mức tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước từ hệ thống ngân hàng
Đơn vị tính 12-1999 12-2000 12-2001 12-2002 Tỷ VNĐ 54,3 69,9 79,7 86,9 Tăng trưởng tín dụng 42,5% 28,7% 14% 9% % tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước 48,2 44,9 41,8 40,3
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
2.6.3.2 Cổ phần hoá NHTMNN
Nhìn lại thực trạng các NHTMNN hiện nay có thể thấy, sau một thời gian đổi mới và phát triển, do các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, khối ngân hàng này phải cơ cấu lại. Thực hiệnđề án tái cơ cấu lại, hệ thống NHTMNN đã và đang tập trung giải quyết tích cực
các khoản nợ xấu, tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới, hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ ngân hàng, do đó tiếp tục giữđược nhịpđộ tăng trưởng
khá và quy mô lớn trong việc huy động vốn, cho vay và cung cấp dịch vụ tài chính cho nền
kinh tế.
Hiện tại áp lực mà hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTMNN nói riêng là phải tăng vốn tự có để bảođảmđược hệ số an toàn vốn. Theo quy định của IAS, tỷ lệ này là 8%, trong khi đó tỷ lệ này của các NHTMNN Việt Nam hiên nay rất khiêm tốn, mới chỉđạt
khoảng 4-5% trên tổng tài sản. Hơn nữa, nợ quá hạn của các ngân hàng này lại khá cao và chưa được xử lý dứtđiểm, nên hoạtđộng của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.
Đểđápứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế thì tốcđộ tăng trưởng của các ngân hàng phải đạt 25%; tốc độ cho vay đối với nền kinh tế phảiở mức 20%. Muốn thế các NHTMNN phải
nâng mức vốn tự có lên khoảng 60.000 tỷ vào năm 2010 (hiện tại tổng vốn điều lệ của 5 NHTMNN là 15.000 tỷ đồng). Có hai giải pháp cho việc tăng vốn điều lệ đó là: hoặc Nhà nước phải cấp thêm vốn cho các ngân hàng này, nếu không chỉ còn giải pháp là cổ phần hoá
để gọi vốn từ các nhà đầu tư.
Nhà nước ta đang chủ trương CPH lần lượt các NHTMNN mà đi đầu trong phong trào này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu chủ yếu, các cổ đông không nắm quyền điều hành ngân hàng. Giải pháp này cho phép huy động một
khối lượng vốn rất lớn trong và ngoài nướcđể tăng vốnđiều lệ của các ngân hàng này. Điều đó cũng có nghĩa là giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, không những thế lại còn tăng
thu cho ngân sách do đánh giá lại tài sản, tiền thu được từ việc bán cổ phần, lợi nhuận tăng
lên và mức thuế phải nộp cho Nhà nước chắc chắn sẽ lớn hơn.
2.6.4 Ngân hàng thương mại cổ phần
Kể từ sau chương trình 3 năm củng cố hệ thống ngân hàng cổ phần (1998-2001) của NHNN,
đến nay Việt Nam còn 36 ngân hàng TMCP được phép tiếp tục hoạt động (trước đây là 52 ngân hàng) với mức vốn điều lệ từ 50 tỷđồng trở lên. Các TMCP đạt tai Hà nội và TP HCM phải có mức vốn điều lệ trên 70 tỷđồng, còn các ngân hàng cổ phần nông thôn phải có trên 50 tỷđồng.
Điểm yếu của các ngân hàng TMCP hiện nay là: vốn quá nhỏ, năng lực hoạt động còn kém, công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ ngân hàng còn quá đơn điệu (mới tập trung vào nghiệp
vụ truyền thống là huy động và cho vay)… Chính vì vậy các ngân hàng TMCP cần phải thay
đổi cơ chế hoạt động như việc sáp nhập hợp nhất hay tăng lượng vốn điều lệ. Tất cả sự
chuyển đổi này đều nhằm mục đích cải tạo chất lượng và củng cố hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam, đồng thờiđápứngđượcđòi hỏi của các tổ chức quốc tế về hệ số an toàn vốn phải đạt tối thiểu là 8%.
Với cơ chế đổi mới và linh hoạt trong 2 năm trở lại đây, các ngân hàng TMCP làm ăn rất
phát đạt và có lãi cao hơn cả NTTMNN. Trong năm 2003 vừa qua, tỷ lệ lợi nhuận trung bình của các NHTMCP đạt 17%; trong khi đó các ngân hàng thương mại quốc doanh chỉđạt dưới
10%, có ngân hàng chỉđạt 3,4%. Phải kể đến ngân hàng Á châu lãi trước thuếđạt 185,5 tỷ đồng, Sacombank lãi 125 tỷđồng, ngân hàng Đông Á lãi 100 tỷđồng. Tỷ lệ thu từ dịch vụ
chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 30-40% tổng lợi nhuận của các ngân hàng. Có lẽ việc tăng
vốnđiều lệ, nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, quản trị ngân hàng tôt hơn… được xem là nguyên nhân đã giúp các ngân hàng cổ phần có nhiều lãi.
2.6.5 Ngân hàng nước ngoài
Hiện có 27 chi nhánh và 42 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chiếm
khoảng 10% thị trường huy động và cho vay. Trong số đó, có 2 chi nhánh ngân hàng Mỹ và 8 chi nhánh ngân hàng của các nước thuộc khối EU. Cùng với lộ trình gia nhập tổ chức
ngân hàng nước ngoài đã được tăng tỷ lệ huy động tiền gửi VNĐ lên 250%, nhiều ngân hàng nước ngoài muốn tham gia vào thị trường Việt Nam.
2.7 Mối quan hệ của ngành với nền kinh tế
- Chu kỳ kinh doanh ngành: Ngành ngân hàng đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
tổng lượng vốn huy động của nền kinh tế trong năm 2003 tăng 22.7% bằng với mức
tăng năm 2002.
(Nguồn http://www.vietnampanorama.com/finance/Banking.htm)
- Quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và chu kỳ kinh tế: ngành ngân hàng và nền kinh tế
có quan hệ thuận chiều. Ngành ngân hàng là ngành quan trọng quyết định sự phát
triển của nền kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng, ngành phát triển mạnh, ngược lại
ngành sự ổn định của ngành có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế.
3 Đánh giá hoạt động các ngân hàng thương mại cổ phần
3.1 Các loại hình dịch vụ
Các loại hình dịch vụ chủ yếu cung cấp bởi các ngân hàng thương mại nói chung trên thị trường Việt Nam bao gồm 4 loại hình dịch vụ chính sau:
- Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN
- Hoạt động tín dụng: bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác,
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm mở tài khoản, thu chi tiền, cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thực hiện dịch
vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác - Các hoạt động khác: bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, và các dịch vụ tư vấn khác có liên quan
đến hoạtđộng ngân hàng.
Đối với từng ngành khác nhau trong nền kinh tế thì nhu cầu đối với mỗi loại hình
dịch vụ của ngân hàng là khác nhau.
Bảng 3-1: Nhu cầu của từng ngành đối với dịch vụ ngân hàng
NGÀNH NHU CẦU
Nông nghiệp Huy động vốn, Hoạt động tín dụng
Xây dựng Hoạt động tín dụng, Huy động vốn
Chế biến Hoạt động tín dụng, Huy động vốn
Xây dựng cơ bản/ Hoá dầu/ CN tiêu dùng
Hoạt động tín dụng, Dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ, Các hoạt động khác
Nước ngoài Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Các hoạt động
khác
quỹ, Các hoạt động khác
Nhìn chung, các ngân hàng TMCP khá thành công trong việc da dạng hoá các loại
hình dịch vụ. Ngoài các hoạt động truyền thống của một ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn (huy động tiết kiệm, các hoạt động huy vốn khác) và hoạt động tín dụng thì các hoạtđộng khác như hoạtđộng thanh toán, hoạt động đầu tư, tư vấn, bảo lãnh … cũng chiếm một tỷ trọng khá quan trọng trong doanh thu của các ngân hàng TMCP.
Ngoài ra, từng ngân hàng TMCP khác nhau sẽ chuyên môn hoá hơn hoặc sẽ có những
chiến lược phát triển riêng biệt đối với từng loại hình dịch vụ ngân hàng nói trên nhất là
đối với các loại hình dịch vụ ngoài phi tín dụng: ví dụ như ACB có loại hình dịch vụ
chuyển tiền nhanh (Western Union) và dịch vụ thẻ rất phát triển, …
3.2 Hoạtđộng huy động vốn
Biểu 3-1: Tình hình hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại