Bảng 3-1: Nhu cầu của từng ngành đối với dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống Ngân hàng và các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt nam pptx (Trang 32 - 36)

Nông nghiệp Huy động vốn, Hoạt động tín dụng

Xây dựng Hoạt động tín dụng, Huy động vốn

Chế biến Hoạt động tín dụng, Huy động vốn

Xây dựng cơ bản/ Hoá dầu/ CN tiêu dùng

Hoạt động tín dụng, Dịch vụ thanh toán và ngân

quỹ, Các hoạt động khác

Nước ngoài Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Các hoạt động

khác

quỹ, Các hoạt động khác

Nhìn chung, các ngân hàng TMCP khá thành công trong việc da dạng hoá các loại

hình dịch vụ. Ngoài các hoạt động truyền thống của một ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn (huy động tiết kiệm, các hoạt động huy vốn khác) và hoạt động tín dụng thì các hoạtđộng khác như hoạtđộng thanh toán, hoạt động đầu tư, tư vấn, bảo lãnh … cũng chiếm một tỷ trọng khá quan trọng trong doanh thu của các ngân hàng TMCP.

Ngoài ra, từng ngân hàng TMCP khác nhau sẽ chuyên môn hoá hơn hoặc sẽ có những

chiến lược phát triển riêng biệt đối với từng loại hình dịch vụ ngân hàng nói trên nhất là

đối với các loại hình dịch vụ ngoài phi tín dụng: ví dụ như ACB có loại hình dịch vụ

chuyển tiền nhanh (Western Union) và dịch vụ thẻ rất phát triển, …

3.2 Hoạtđộng huy động vốn

Biểu 3-1: Tình hình hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

tỷ VNĐ % tỷ VNĐ % Tỷ

VNĐ

%

Ngân hàng TMNN 143.640 76,0% 175.560 76,0% 218.950 75,5%

Ngân hàng TMCP 34.020 18,0% 47.355 20,5% 52.200 18,0%

Chi nhánh ngân hàng nước

ngoài và liên doanh

11.340 6,0% 12.705 5,5% 18.850 6,5%

TỔNG 189.000 231.000 290.000

Nguồn:Ngân hàng Nhà nước

Hoạt động huy động vốn của các NHTM 0 50 100 150 200 250 2000 2001 2002 t V N Đ Năm Ngân hàng TMNN Ngân hàng TMCP

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Biểu 3-3: Hoạtđộng huy động vốn của các NHTM

Hoạt động huy động vốn của các NHTM 76.00% 76.00% 75.50% 18.00% 20.50% 18.00% 6.00% 5.50% 6.50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2000 Năm 2001 2002 Ngân hàng TMNN Ngân hàng TMCP

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh

Trên đây là xu hướng hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung. Trong hoạt động huy động vốn này thì hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 40%.

Xu hướng mức huy động từ các hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP và các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống từ năm 2000 - 2002 đều tăng mạnh. Mức tăng trưởng của lượng vốn huy động được của các ngân hàng TMCP năm 2002 tăng tới 54% so với năm 2000 cao hơn so với mức tăng trưởng của các ngân hàng TMNN (53%) nhưng lại thấp hơn so với mức tăng trưởng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh (66%). Mặc dù có tốcđộ tăng trưởngở mức trung bình so với cả hệ

thống nhưng thị phần của các ngân hàng TMCP vẫn chỉổn địnhở mức 18% trong khi các ngân hàng thương mại khác đều có mức tăng về thị phần.

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn chiểm giữ một tỷ trọng lớn lượng vốn huy động trong toàn hệ thống (75,5% trong năm 2002), các ngân hàng TMCP

chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, năm 2002 chỉ là 18%. Các nguyên nhân chủ yếu cho sự

chênh lệch này là do:

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước có những chính sách ưu đãi hơn từ phía chính phủ, các ưu đãi này vừa là ưu đãi về vốn và về chính sách hoạtđộng,

- Các ngân hàng thương mại Nhà nước có mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp Nhà nước là nguồn cung cấp vốn lớn với chi phí thấp,

- Ngân hàng TMCP vẫn bị hạn chế về mặt địa bàn hoạt động cũng như số lượng chi nhánh trên một địa bàn. Không có mạng lưới hoạt động rộng như các ngân hàng thương mại Nhà nước do vậy sẽ hạn chế các hoạt động huy động của các ngân hàng TMCP đặc biệt trong việc huy động tiền gửi từ phía khu vực dân cư,

- Trình độ công nghệ của nhóm ngân hàng TMCP là thấp so với các ngân hàng thương mại Nhà nước và đặc biệt so với chi nhánh các ngân hàng nước ngoài, do vậy không có những hỗ trợ trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng TMCP nhất là trong các hoạtđộng huy động tiền gửi.

Những bất lợi nêu trên, với sự phát triển của thị trườngcác hoạtđộng hội nhập và cùng các chiến lược phát triển đúng đắn của các ngân hàng TMCP, nhóm ngân hàng TMCP sẽ ngày càng cải thiệnđược hiệu quả hoạtđộng trong lĩnh vực này.

3.2.1 Vốn điều lệ và hoạt động phát hành chứng khoán

Bên cạnh việc phải đáp ứng yêu cầu về mức vốn điều tối thiểu quy định bởi ngân hàng Nhà nước: tối thiểu 5 tỷ VNĐ cho các ngân hàng TMCP có địađiểm hoạt động tại

các vùng nông thôn và 50 tỷ VNĐ cho các ngân hàng TMCP hoạtđộng tại thành thị, việc duy trì một mức vốn điều lệ hợp lý trong môi trường kinh tế mở hiện nay cũng như trong nền kinh tế hội nhập trong tương lai là đặc biệt quan trọngđối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại nói chung và đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng TMCP nói riêng.

Vốnđiều lệ, yếu tố cấu thành của vốn tự có, nếu được duy trì ở một mức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao mức huy động và cho vay, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng TMCP, tạođiều kiện cho các ngân hàng TMCP duy trì, phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường nộiđịa, mở rộng và chiễm lĩnh thị trường, từng bước vươn ra thị trường thế giới.

Nhận thứcđược tầm quan trọng của vấn đề này, các ngân hàng TMCP trong 3 năm qua đã có các hoạt động nhằm tăng vốn điều lệ. Tổng lượng vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP năm 2003 tăng 31,5% so với năm 2002 và 48,7% so với năm 2001.

Biểu 3-4: Vốn cổ phần của một số các ngân hàng TMCP

Vốnđiều lệ (tỷ VNĐ)

Stt Ngân hàng

Thành lập 12/2001 12/2004

1 Ngân hàng TMCP Á Châu 20 341 557

2 Ngân hàng TMCP Sàigon thương tín 190 820

4 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 50 75,81 175

5 Ngân hàng TMCP Hàng Hải 40 109,31 160

6 Ngân hàng TMCP Việt Á 76 151

7 Ngân hàng TMCP Đại Á 25 35

Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng TMCP

Các ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ hơn cũng có kế hoạch tăng vốn và dự kiến hết năm 2004 sẽ không còn ngân hàng nào có vốn điều lệ dưới 100 tỷđồng.

Phần lớn các kế hoạch tăng vốn điều lệ đều được thực hiện thông qua việc sử dụng

quỹ dự trữ bổ xung và phát hành mới cổ phiếu cho các nhà đầu tư thay vì thông qua hình thức sát nhập với nhau.

Mặc dù mức vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP trong nước còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại khác do không có nhiều ưu đãi từ phía chính phủ, tuy nhiên nhu cầu đầu tư của cá nhân và của tổ chức trong nước cũng như nước ngoài vào các ngân hàng TMCP ngày càng tăng do sự hấp dẫn về hiệu quảđầu tư so với một số các doanh nghiệp cùng ngành và so với các ngành khác trong nền kinh tế. Trong thời gian qua, các ngân hàng TMCP đã có những cải tổ về chiến lược hoạt động do đó đã tăng

được hiệu quả hoạt động kinh doanh lên rất nhiều. Theo Ông Trần Minh Tuấn, Phó Thốngđốc thường trực NHNN cho biết “Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH trung bình của các ngân hàng TMCP là trên 17%, trong khi đó các ngân hàng quốc doanh chỉ đạt dưới

10%”.

Xu hướng chung của các ngân hàng TMCP đều có nhu cầu được niêm yết trên thị

trường chứng khoán vì theo các ngân hàng này đây là điều kiện tiên quyết để kịp phát triển với tốc độ phát triển của thị trường đồng thời mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay. Qua thị trường chứng khoán, các ngân hàng TMCP không chỉ dễ dàng huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị

trường mà cả kinh nghiệm quản lý và công nghệ của các nhà đầu tư trên thị trường. Ngoài các hoạtđộng phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốnđiều lệ trong những năm vừa

qua thì các ngân hàng ít có những hoạtđộng phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán

khác ... Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển của thị trường, các ngân hàng TMCP sẽ sử

dụng nhiều hơn các công cụ này nhằm tạo nguồn phục vụ cho các chiến lược phát triển,

ví dụ các dự án của nhóm ngân hàng TMCP trong tương lai.

3.2.2 Hoạt động huy động tiền gửi

Bảng 3-2: Thị phần tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống Ngân hàng và các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt nam pptx (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)