Dạng câu hỏi liên quan đến bảng số liệu và tính toán 1 Yêu cầu

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Các dạng câu hỏi và bài tập ôn thi HSG môn địa lí – phần địa lí dịch vụ 10 (Trang 41 - 46)

D. Các dạng bài tập ôn thi HSG môn Địa Lý – Phần địa lý dịch vụ 1 Câu hỏi ôn tập dạng giải thích

5. Dạng câu hỏi liên quan đến bảng số liệu và tính toán 1 Yêu cầu

5.1. Yêu cầu

Tuy số lượng các bài tập này không nhiều, nhưng các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải thực hiện tổng hợp nhiều kĩ năng: xử lí và phân tích số liệu, so sánh, vận dụng kiến thức đã học để rút ra đặc điểm quy luật,…

* Cách làm: Để làm tốt các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải: - Tính toán, xử lí số liệu triệt để theo hàng, cột…

- Nắm chắc các kiến thức liên quan đến bảng số liệu đó.

- Phân tích, đối chiếu với các kiến thức liên quan để rút ra đặc điểm - Vận dụng kiến thức để giải thích…

- Các nhận xét phải sắp xếp theo một trình tự nhất định: từ khái quát đến cụ thể

- Mỗi nhận xét đều phải có dẫn chứng cụ thể dựa vào bảng số liệu, học sinh phải biết chọn lọc số liệu làm dẫn chứng phù hợp cho từng nhận xét.

5.2. Câu hỏi áp dụng

Câu 1. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 – 2007

(đơn vị: tỉ USD)

Năm 2003 2005 2006 2007

Giá trị xuất khẩu 438,2 761,9 969,4 1217,8 Giá trị nhập khẩu 412,8 659,9 791,6 956,2

a. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu và tỉ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 - 2007.

Gợi ý

* Nhận xét:

- Từ 2003-2007, cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu (2,8 lần so với 2,3 lần).

- Tỉ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Giai đọan này Trung Quốc luôn xuất siêu.

* Giải thích:

Do Trung Quốc thực hiện hiện đại hóa sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu; kết quả của việc mở cửa, gia nhập WTO thị trường quốc tế ngày càng mở rộng

Câu 2. Cho bảng số liệu sau, nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng của số lượng khách du lịch trên thế giới trong giai đoạn từ 1995 – 2017

Năm 1995 2000 2005 2010 2012 2016 2017 Số lượng khách (tỉ người) 0,52 0,68 0,8 0,96 1,06 1,25 1,34 Gợi ý * Nhận xét

- Số lượng khách du lịch trên thế giới tăng nhanh, tăng 0,82 tỉ người trong 22 năm (từ 1995 – 2017). Tốc độ tăng của năm 2017 là 257,6% so với năm 1995.

* Giải thích

- Sự tăng trưởng của số lượng khách du lịch phản ánh rõ chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu nghỉ nghơi, giải trí ngày càng tăng ở hầu hết các nước trên thế giới.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: tỉ USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

1995 584,7 770,9

1998 382,1 944,4

2007 1163,0 2017,0

2010 1831,9 2329,7

Hãy nhận xét và giải thích về hoạt động ngoại thương của Hoa Kì.

Gợi ý

- Về giá trị xuất nhập khẩu:

+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn và ngày càng tăng, chứng tỏ ngoại thương của Hoa Kỳ rất phát triển do trình độ phát triển kinh tế cao, quy mô nền kinh tế lớn (dẫn chứng).

+ Giá trị xuất khẩu nhìn chung ngày càng tăng, trừ năm 1998 (dẫn chứng). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước châu Á)

+ Giá trị nhập khẩu tăng liên tục (dẫn chứng). So sánh tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.

- Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm và nhập siêu lớn (dẫn chứng). Nhập siêu lớn chủ yếu do Hoa Kỳ nhập siêu trong lĩnh vực sản xuất vật chất (Nhập nguyên liệu, nhiên liệu, thủy sản, hàng tiêu dùng...). Do Hoa Kỳ xuất siêu rất lớn trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. Nó chứng tỏ Hoa Kỳ đã khai thác tốt lợi thế so sánh của mình trong phát triển.

- Cơ cấu và thay đổi cơ cấu

+ Tính cơ cấu xuất, nhập khẩu của Hoa Kì qua các năm. Bảng: Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì (Đơn vị: %)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

1995 43,1 56,9

1998 28,8 71,2

2000 38,3 61,7

2007 36,6 63,4

2010 44,0 56,0

+ Nhập khẩu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn xuất khẩu (dẫn chứng). Nguyên nhân do đẩy mạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Đối với Hoa Kì, thị trường nội địa có vai trò rất quan trọng.

+ Cơ cấu có sự thay đổi theo hướng tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, tỉ trọng nhập khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân là do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 1990 và năm 2004 (đơn vị: tỉ USD)

Năm Nhóm nước 1990 2004 Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng xuất nhập khẩu Đang phát triển 990,4 971,6 1962,0 3687,8 3475,6 7163,4

Phát triển 2337,6 2456,0 4793,6 5357,5 5840,7 11198,2 1. Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển năm 1990 và 2004.

Gợi ý

Nhận xét:

- Quy mô xuất, nhập khẩu nhóm nước phát triển luôn lớn hơn nhóm nước đang phát triển. Quy mô xuất nhập khẩu của cả hai nhóm nước năm 2004 đều lớn hơn năm 1990.

- Cơ cấu: Nhóm nước đang phát triển luôn xuất siêu (xuất khẩu luôn lớn hơn nhập khẩu). Nhóm nước phát triển luôn nhập siêu (nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu).

Câu 5. Cho bảng số liệu: CHIỀU DÀI ĐƯỜNG SẮT THẾ GIỚI PHÂN THEO CHÂU LỤC NĂM 2009

Châu lục Chiều dài đường sắt

(km)

So với thế giới (%)

Châu Âu* 353.747 34,91

Châu Phi 52.299 5,16

Châu Mĩ 383.079 37,81

Châu Á và Châu Đại dương

224.151 22,12

Toàn thế giới 1.013.276 100,00

Gợi ý

- Sự phát triển của ngành vận tải đường sắt đặc biệt gắn liền với sự phát triển của công nghiệp từ cuối thế kỉ XIX cho đến giữa thế kỉ XX.

- Mạng lưới đường sắt phân bố không đều theo châu lục. Chiều dài đường sắt lớn nhất ở châu Mĩ, châu Âu vì đây là những châu lục kinh tế phát triển đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hoá và cơ bản đã định hình thành mạng lưới đường sắt từ cuối thế kỉ XIX.

- Tiếp đến là châu Á và châu Đại dương. Châu Phi là châu lục có chiều dài đường sắt thấp nhất do các tuyến đường sắt hầu hết được xây dựng dưới chế độ thuộc địa, khổ đường hẹp, chất lượng đường không đảm bảo. Hiện nay nhiều nước đang xây dựng thêm một số tuyến đường mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá. Chiều dài đường sắt châu lục này đang có xu hướng tăng lên.

Câu 6. Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ PHÂN THEO CHÂU LUC, GIAI ĐOẠN 2005 - 2009 (Đơn vị: tỉ tấn.km)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Châu Âu* 2.532,7 2.646,6 2.813,6 3.103,0 2.411,4

Châu Phi 130,8 142,2 139,2 138,4 137,1

Châu Á và Châu Đại dương

2.709,5 2.872,6 3.095,9 3.452,7 3.466,2 Toàn thế giới 8.744,4 9.180,9 9.588,9 10.207,9 8.987,9 Qua bảng số liệu nhận xét và giải thích về khối lượng luân chuyển hàng hoá thế giới phân theo châu lục giai đoạn 2005 - 2009.

Gợi ý

- Khối lượng luân chuyển hàng hoá không đều theo châu lục phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt sự phát triển của các ngành công nghiệp.

- Khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn nhất thuộc về Châu Mĩ, nhưng mấy năm gần đây đang có xu hướng giảm do nhiều tuyến đường sắt bị dỡ bỏ vì hoạt động kém hiệu quả và mất thị phần vận tải hàng hoá bởi đường bộ.

- Ở Châu Á và Châu Đại dương, tỉ trọng luân chuyển hàng hoá tăng nhanh và sẽ sớm vượt lên vị trí số 1 do sự phát triển nhanh của một số nền kinh tế trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hoá, nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... Khối lượng luân chuyển hàng hoá bằng đường sắt ở Châu Âu vẫn chiếm tỉ lệ cao.

Câu 7. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2016. (Đơn vị: triệu USD)

Năm Tổng số Cán cân thương mại

1990 5156,4 - 348,4 1995 13604,3 -2 706,5 2000 30 119,2 -1 153,8 2005 69 208,2 - 4 314 2010 157 075,3 -12 601,9 2016 351 384,6 1 777

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

a) Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta thời kì trên.

b) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cán cân thương mại nước ta thời kì trên.

Gợi ý:

a) Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta thời kì trên.

Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu

1990 5156,4 2404 2752,4 1995 13604,3 5448,9 8155,4 2000 30 119,2 14 482,7 15 636,5 2005 69 208,2 32 447,1 36 761,1 2010 157 075,3 72 236,7 84 838,6 2016 351 384,6 176 580,8 174 803,8 b) Nhận xét và giải thích *) Nhận xét

- Giai đoạn 1990 – 2016, cán cân thương mại nước ta có sự thay đổi:

+ Giai đoạn 1990 – 2010: cán cân thương mại có giá trị âm → nhập siêu. Tuy nhiên giá trị nhập siêu có xu hướng tăng, + Giai đoạn 2010 – 2016: cán cân thương mại có giá trị dương → xuất siêu.

*) Giải thích - Giai đoạn 1990 – 2010: nhập siêu tuy nhiên bản chất trước năm 1995 và sau năm 1995 khác nhau. + Trước năm 1995: ảnh hưởng chiến tranh, nhận viện trợ và vay nợ nước ngoài; kinh tế chậm phát triển.

+ Sau năm 1995: nhập siêu kéo dài nhưng bản chất khác so với thời kì trước Đổi mới do nhập tư liệu sản xuất phục vụ quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; nhập các mặt hàng tiêu dùng cao cấp; sự phát triển cuả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên nhập khẩu tư liệu sản xuất. - Hiện nay xuất siêu do: có sự tham gia đóng góp của một số mặt hàng chủ lực như nông sản, than đá, dầu thô…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Các dạng câu hỏi và bài tập ôn thi HSG môn địa lí – phần địa lí dịch vụ 10 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)