D. Các dạng bài tập ôn thi HSG môn Địa Lý – Phần địa lý dịch vụ 1 Câu hỏi ôn tập dạng giải thích
b, Điều kiện kinhtế xã hộ
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
+ Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tài.
+ Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 2. Phân tích vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ gíừa người bán và người mua.
Vai trò:
- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
- Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thồ.
- Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.
Câu 3. Phân tích tác động của thương mại đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
Gợi ý
* Khái quát
- Thương mại gồm xuất khẩu và nhập khẩu
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là tổng thể nền kinh tế gồm vùng chuyên canh, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, có mối quan hệ lẫn nhau.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, vùng chuyên canh, trung tâm công nghiệp…
* Tác động của thương mại đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
+ Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, làm xuất hiện các vùng chuyên canh, khu công nghiệp, khu chế xuất
+ Ngược lại: Hoạt động xuất khẩu, nhập kém phát triển thì sẽ hạn chế sự ra đời của các vùng chuyên canh, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Câu 4. Phân tích vai trò của ngành dịch vụ. Gợi ý
* Vai trò của ngành dịch vụ
- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, ảnh hưởng đến phân bố các ngành sản xuất vật chất.
+ Các ngành thương mại, giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
+ Các dịch vụ về tài chính ngày càng có ý nghĩa khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng.
+ Đầu mối giao thông vận tải có sức hút đối với các trung tâm công nghiệp mới. - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.
- Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hoá lịch sử, thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
- Là điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân.
+ Các nhu cầu của con người, của từng gia đình, cộng đồng rất đa dạng. Các ngành dịch vụ sẽ giúp phân phối các sản phẩm vật chất và phi vật chất để đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, y tế, giáo dục…
-Sự phát triển của ngành dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia.
Câu 5. Phân tích ảnh hưởng của dân cư đối với sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
Gợi ý
* Quy mô dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ảnh hưởng tới quy mô, nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
- Quy mô dân số : quy mô dân số càng lớn, nhu cầu dịch vụ càng nhiều, quy mô dịch vụ càng lớn.
- Sự gia tăng dân số : dân số tăng nhanh kéo theo tốc độ tăng nhanh của dịch vụ tiêu dùng.
- Cơ cấu dân số : theo tuổi, giới, lao động, văn hóa…ảnh hưởng đến cơ cấu các ngành dịch vụ.
* Sự phân bố dân cư và mạng lưới quần cư, ảnh hưởng đến mạng lưới các ngành dịch vụ.
- Các ngành dịch vụ tiêu dùng thường phân bố ngay trong lòng các điểm dân cư.
- Các thành phố có dân cư đông, nhu cầu về các hoạt động dịch vụ lớn và đa dạng, kéo theo mạng lưới dịch vụ dày đặc hơn. Các thành phố cũng thường là các trung tâm dịch vụ.
- Sự phát triển của đô thị hóa (quy mô đô thị lớn, số dân đô thị tăng, phổ biến lối sống thành thị), kéo theo sự phát triển của các trung tâm dịch vụ.
* Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
* Mức sống và mức thu nhập thực tế, ảnh hưởng tới sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Câu 6. Phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất vật chất với các
ngành dịch vụ. Gợi ý
- Sản xuất vật chất bao gồm khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp – xây dựng).
- Dịch vụ là những ngành phục vụ cho yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp, bao gồm 3 nhóm ngành: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
* Sản xuất vật chất với dịch vụ:
- Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ.
- Cung cấp lao động cho các ngành dịch vụ: năng suất lao động trong khu vực sản xuất vật chất có cao thì mới chuyển lao động sang ngành dịch vụ, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các cơ sở kinh tế ảnh hưởng đến sự phân bố của các ngành dịch vụ (các trung tâm kinh tế thường là các trung tâm dịch vụ).
- Sự phát triển của sản xuất vật chất đòi hỏi sự phát triển các dịch vụ kèm theo. * Dịch vụ đối với sản xuất vật chất
- Cung ứng nguyên, vật liệu cho các ngành sản xuất, ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ có ảnh hưởng đến sự phân bố các ngành sản xuất vật chất ví dụ: các đầu mối giao thông vận tải có sức hút đặc biệt đối với sự phân bố các khu công nghiệp mới.
- Tạo vốn cho các ngành sản xuất vật chất.
- Các dịch vụ nghề nghiệp, y tế, giáo dục góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lao động.
Câu 7. Trình bày ưu, nhược điểm của các loại hình GTVT Gợi ý
7.1. Đường ô tô
a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm:
- Tiện lợi, cơ động, khả năng thích cao với các điều kiện địa hình. - Hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
- Khả năng thông hành tương đối lớn.
- Là phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác (như đường sắt, đường hàng không..)
* Nhược điểm:
- Sử dụng nhiều sắt thép và xăng dầu. - Ảnh hưởng đến môi trường.
- Ách tắc, tai nạn giao thông.
a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm:
- Vận chuyển được các hàngnặng trên những tuyến đường xatốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ.
- Đường sắt tiết kiệm đất xây dựng vả ít gây ô nhiễm môi trường.
- Sản xuất có tính tập trung thống nhất, chi phí xây dưng và hoạt động lâu dài không lớn.
* Nhược điểm:
- Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray, tính linh động không cao.
- Chi phí xây dựng ban đầu lớn để đặt đường ray, xây dựng hệ thống nhà ga và có đội ngũ công nhân viên lớn để quản lí và điều hành công việc.
7.3. Đường sông hồ, đường biển.
a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm
- Cước phí vận chuyển rẻ.
- Thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh - Mức độ đảm bảo an toàn khá lớn.
* Nhược điểm
- Phụ thuộc vào thiên nhiên. - Tốc độ vận chuyển chậm.
- Gây ô nhiễm môi trường nước sông, môi trường biển (tràn dầu, chất thải hóa học..)
7.4. Đường hàng không
a. Ưu, nhược điểm
- Tốc độ vận chuyển nhanh, tiện lợi, lịch sự.
- Cước phí vận tải đắt, dễ gây ô nhiễm không khí, tải trọng thấp.
7.5 Đường ống
a. Ưu, nhược điểm * Ưu điểm
- Giá thành rẻ, do phương tiện vận tải không chuyển dịch trong quá trình vận chuyển. - Hiệu quả kinh tế cao, an toàn, tiện lợi.
- Vận chuyển liên tục ngày đêm * Nhược điểm
- Có thể xảy ra sự cố: rò rỉ, vỡ ống…