Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Ngọc Thanh (Trang 33 - 35)

- Phương pháp tập hợp chi phí:

+ Tập hợp chi phí theo từng sản phẩm riêng biệt

+ Tập hợp chi phí cho toàn phân xưởng riêng vào cuối tháng phân bổ cho từng phân xưởng theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Để tính giá thành các sản phẩm công ty tập hợp chi phí trên cơ sở kế hoạch năm bao gồm 5 mục:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

CNVL = Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm × Giá kế hoạch NVL

+ Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý

- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền số chi phí sản xuất cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Tại Công ty thép Ngọc Thanh, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành bước công nghệ cuối cùng. Phương pháp tính giá thành được Công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn, theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính như sau:

Tổng giá thành SP = Chi phí SXDD đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Chi phí SXDD cuối kỳ Khi đó, giá thành đơn vị sản phẩm là:

Giá thành đơn vị

SP hoàn thành =

Tổng giá thành SP hoàn thành Khối lượng SP hoàn thành Việc tính giá thành cho từng sản phẩm được tiến hành như sau:

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ngay từ khi các chứng từ ban đầu như lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, bảng kê chi phí nguyên vật liệu xuất cho từng sản phẩm kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bảng tính giá thành cho từng sản phẩm.

+ Đối với chi phí nhân công trực tiếp: dựa vào khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, đơn giá lương cho từng sản phẩm, kế toán tính được tiền lương cho từng sản phẩm, từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng sản phẩm theo phân xưởng. Số liệu chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm được kết chuyển vào bảng tính giá thành sản phẩm.

+ Đối với chi phí sản xuất chung: toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp trên sổ chi tiết Nợ, Có TK 627, sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm trong mỗi phân xưởng. Số liệu chi phí sản xuất chung của từng sản phẩm được chuyển vào bảng tính giá thành của sản phẩm đó.

+ Chi phí dở dang đầu kỳ, dở dang cuối kỳ trên bảng tính chi phí sản phẩm dở dang của mỗi sản phẩm được tập hợp vào bảng tính giá thành cho sản phẩm đó.

Về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em sẽ minh hoạ cụ thể tính giá thành theo khoản mục sản phẩm thép tấm SS400(sản phẩm định mức là 985.000kg; sản phẩm nhập kho là 1.019.700kg) vào tháng 12/2008 sản xuất tại nhà máy dược phẩm số 2:

Bảng 16: Giá thành sản phẩm thép tấm SS400 ở kỳ thực hiện 12/2009

(ĐVT: Đồng)

Khoản mục chi phí Tổng chi phí Chi phí một kg

CPSXDD đầu kỳ 1.739.000 1,71 NVL chính 77.970.766 76,46 NVL phụ 11.560.200 11,34 Đóng bó 13.850.544 13,58 Lương SX 4.878.808 4,78 Cộng 108.260.268 106,16

Chi phí nhân viên PX 1.449.569 1,42

Chi phí CCDC 5.965.320 5,59 Khấu hao TSCĐ 4.527.478 4,44 Chi phí khác 2.417.834 2,37 Cộng CPSXC 14.090.201 13,82 Cộng CPPS trong kỳ 122.350.469 119,98 CPSXDD cuối kỳ 7.055.091 6,92 Giá thành SX thực tế 117.033.558 114,77

(Nguồn: PhòngTài chính-Kế toán)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Ngọc Thanh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w