Ngoài những giải pháp của ngân hàng và khách hàng đề nghị, Nhà
nước cần có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các ngân hàng hoạt động có
hiệu quả:
Một là, Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường hoạt động cho các NHTM và các doanh nghiệp nên xem xét lại một cách toàn diện mối quan hệ luật ngân hàng, luật doanh nghiệp…trước khi cụ thể hoá các văn bản hướng dẫn thực thi luật ngân hàng, trên cơ sở đó có quy định
phù hợp, thống nhất tạo hành lang pháp luật thuận lợi cho các NHTM hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quy định, tránh tình trạng có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn như hiện nay.
Hai là, phải có sự phối hợp giữa các ban ngành có chức năng, tạo điều
kiện giúp các ngân hàng thực hiện tốt các công tác thẩm định dự án cho vay
và xử lý tài sản thế chấp, thu hồi các khoản nợ quá hạn (do các cơ quan chu
quản đứng ra bảo lãnh) tạo nguồn vốn phục vụ đổi mới nền kinh tế. Đồng
thời, các cấp các ngành đánh giá đúng vai trò của ngành ngân hàng, tăng cường các biện pháp quản lý các hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp theo đúng chức năng, quy mô vốn, trình độ quản lý, thực hiện công tác kiểm
toán nhằm xác lập sự lành mạnh của doanh nghiệp.
Ba là, có chính sách khuyến khích đối với hệ thống ngân hàng trong
nước về thuế, vốn điều lệ, để về lâu dài đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ thống NHTM quốc doanh đối với nền kinh tế.
Bốn là, không nên hình sự hoá hoạt động ngân hàng, những cá nhân,
cán bộ ngân hàng tham nhũng, tiêu cực cần xử lý thích đáng, nghiêm minh theo pháp luật. Nhưng đối với các rủi ro trong kinh doanh thì các ngành chức năng cần tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ, xử lý tài sản xiết nợ.
Năm là, Nhà nước cần tổ chức sắp xếp lại các DNNN, chỉ để lại những
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, rà soát lại tình hình vốn của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn điều lệ. Cần giải thể những doanh nghiệp đến nay không
còn khả năng thanh toán nợ đến hạn, thúc đẩy cổ phần hoá các DNNN để tăng thêm năng lực lãnh đạo và trách nhiệm với doanh nghiệp.
Sáu là, Cần nhanh chóng hoàn thiện và phát triển hơn nữa thị trường
chứng khoán ở Việt Nam. Bởi thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn
nhanh chóng và có hiệu quả nhất, nhưng thị trường chứng khoán ở Việt Nam
còn quá yếu và thiếu hàng hoá nên chưa phát huy tốt chức năng và vai trò của mình.
Bẩy là, thành lập và hoàn thiện cơ chế hoạt động và bảo hiểm của các cơ quan hoạt động tín dụng; ở nước ta hiện nay chưa có công ty bảo hiểm tín
dụng tiền cho vay, do vậy phải xúc tiến thành lập, tăng cường hoạt động của
loại công ty này để góp phần hạn chế thiệt hại khi ngân hàng cho vay gặp rủi
ro, hạn chế rủi ro phá sản ngân hàng.
Tám là, tiếp tục hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách
tiền tệ, chính sách tài chính, quản lý ngoại hối, chính sách điều hành tỷ giá… để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động có hiệu quả đáp ứng được nguồn vốn lớn cho nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Chín là, nhanh chóng tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng, cơ cấu lại
các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần. Củng cố khuôn khổ pháp
luật và quy chế giám sát, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng, thúc đẩy
nhanh việc hành lập các công ty quản lý tài sản (ACM), tái cấp vốn định kỳ cho các NHTMQD để đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Đồng thời
xúc tiến thành lập cơ quan quản lý tài sản, các công ty kinh doanh nợ và bất động sản, mở rộng thị trường bất động sản.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tín dụng của các
NHTM Việt Nam, ta thấy sự đi lên đúng hướng của các ngân hàng trong công cuộc đổi mới của đất nước theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Hoạt động tín dụng góp phần cung ứng vốn, giúp doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc thiết bị cũng như nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở đó góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thương mại đã có rất nhiều
thành tựu, nhưng nó cũng không tránh khỏi một số hạn chế nhất định về chất lượng tín dụng đã làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Để vững bước đi lên hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà
nước đòi hỏi ngân hàng phải có những nỗ lực rất lớn trong việc giải quyết
các vấn đề mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn phải là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó,
cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan để
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S . Mishkin
Ngân hàng thương mại – Edward Ư . Reed and Edward K . Grill
Tiền tệ tín dụng ngân hàng - Lê Văn Tư
Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng – Học viện ngân hàng
Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
Tạp chí Kinh tế phát triển