2.1 . Củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng. ngũ cán bộ tín dụng.
Các ngân hàng phải thường xuyên tập huấn đào tạo nghiệp vụ nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng phân tích,
thẩm đinh dự án, đánh giá kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay.
Tổ chức các cuộc hội đàm, rút kinh nghiệm để phát huy năng lực của cán bộ
tín dụng. Ngoài ra, người cán bộ ngân hàng phải am hiểu pháp luật, ngoại
ngữ để phục vụ tốt công việc ngân hàng.
Đồng thời các ngân hàng cần củng cố và hoàn thiện tổ chức tín dụng từ TƯ tới địa phương để phân công mỗi cán bộ quản lý một số khách hàng, một
số vốn vay nhất định phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm của mỗi
cán bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý. Cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm
cũng như chế độ thưởng phạt cụ thể đối với cán bộ tín dụng, coi trọng đạo đức cán bộ ngân hàng. Điều này khuyến khích, động viên họ hăng say, tích
cực lao động, mặt khác hạn chế tiêu cực, cửa quyền, lợi dụng chức quyền để
Để hạn chế tối đa các yếu tố chủ quan và tiêu cực trong việc thẩm định,
xét duyệt cho vay, kịp thời nắm bắt thông tin về khách hàng, dự án cho
vay… các NHTM cần cải tiến, đổi mới quy trình thẩm định xét duyệt cho
vay và kiểm tra giám sát tình hình luân chuyển vốn vay. Một số hồ sơ cho vay, trước khi đưa trình lãnh đạo ký duyệt cần phải kiểm tra xem xét, kiểm
duyệt toàn diện và khách quan những thông tin xung quanh dự án đó. Do
vậy, các cán bộ tín dụng nên tiếp cận doanh nghiệp, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
vay vốn để có biện pháp xử lý khó khăn. Trong các dự án thuộc lĩnh vực
chuyên môn hẹp ngân hàng phải có các chuyên gia về lĩnh vực này để giúp
công tác thâmở rộng định được đúng đắn chính xác và nhanh chóng. Có như
vậy mới có thể thực hiện tốt quy trình tín dụng và nâng cao chất lượng tín
dụng.
2.3 Lập phòng chuyên trách quản lý rủi ro tại ngân hàng.
Rủi ro là yếu tố luôn đe doạ hoạt động của ngân hàng nhất là hoạt động
tín dụng. Đó là rủi ro về lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán hay những rủi
ro từ phía khách hàng, từ sự thay đổi chính sách của chính phủ… Vì vậy,
biện pháp dự báo, phòng ngừa rủi ro là cần thiết, đảm bảo có hiệu quả cho
hoạt động tín dụng. Hiện nay, các NHTM đã trích quỹ dự phòng rủi ro nhưng chưa có phòng ban chuyên trách về việc nghiên cứu dự báo rủi ro. Do
vậy, muốn có thông tin, dự báo về rủi ro có thể xảy ra thì rất cần thành lập
một phòng ban chuyên trách quản lý về rủi ro. Bộ phận có nhiệm vụ thu thập
thông tin, phân tích và dự báo các rủi ro có thể xảy ra thường xuyên nắm bắt
tình hình thị trường, tình hình hoạt động để đưa ra kết luận phục vụ cho
công tác tín dụng của ngân hàng. Như vậy, sẽ giúp cho các cán bộ trong quá
trình điều tra, thu thập thông tin, thẩm định dự án được nhanh chóng và chính xác.
2.4 . Biện pháp giải quyết đối với nợ quá hạn.
Hiện nay, nợ quá hạn của hệ thống NHTM là rất lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản không có khả năng trả nợ. Do vậy, các
ngân hàng phải căn cứ tình hình cụ thể để có biện pháp xử lý kịp thời :
Trước nhất, nếu tình hình khách hàng còn có khả năng duy trì, phát triển kinh doanh và thái độ trách nhiệm trả nợ của khách không chần chừ thì
ngân hàng nên xem xét để có thể giúp đỡ doanh nghiệp thu hồi các khoản
nợ, tăng thêm vốn, cố vấn cho khách hàng hoặc cũng có thể thêm vật thế
Ngược lại, trong trường hợp nhận thấy khả năng cải thiện tình hình tài chính của người vay là xa vời, gia hạn hợp đồng cho vay là mạo hiểm thì ngân hàng phải xử lý các tài sản xiết nợ. Đó là việc tiến hành đánh giá giá trị
tài sản để thanh lý thu hồi vốn cho vay của ngân hàng hoặc có biện pháp
khai thác hợp lý đối với tài sản không bán được ngay như cho thuê, làm văn
phòng. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các công ty thuê mua đầu tư để
khai thác có hiệu quả tài sản trên.