4. Bố cục đề tài
3.3.3. Phương án phát triển đô thị xanh tại Hà Nội
Từ những tình hình thực tế và những công tác triển khai đang được thực hiện tại Hà Nội, phương án phát triển đô thị xanh đều có thể dựa theo 7 tiêu chí đánh giá: không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường đô thị xanh; bảo tồn cảnh quan văn hóa, lịch sử; cộng đồng dân cư thân thiện với môi trường.
- Không gian xanh: vận dụng kinh nghiệm phát triển đô thị xanh của Singapore là thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao sẽ khiến cho không gian đô thị được mềm hóa và cải thiện được chất lượng môi trường. Các không gian xanh của Thủ đô Hà Nội là một kho tài sản thiên nhiên và nhân văn quý giá. Đó là những cơ hội để có thể xây dựng mô hình đô thị phát triển bền vững và giữ gìn bản sắc đô thị, đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được đề ra. Nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng, việc nhận diện, phân loại không gian xanh làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống không gian xanh Hà Nội và các quy định quản lý đối với từng loại không gian xanh là rất quan trọng. Hà Nội cần có các quy định mang tính pháp lý đủ mạnh, rõ ràng, cụ thể đối với hệ thống không gian xanh từ công tác quy hoạch đến quản lý sau khi quy hoạch.
Với việc thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái” này thì toàn Hà Nội sẽ là trở nên xanh mát, đảm bảo không khí trong lành và tạo nên được nhiều công trình nghệ thuật xanh độc đáo.
- Giao thông xanh: giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển đô thị và có ý nghĩa đặc biệt trong xây dựng đô thị theo hướng xanh và bền vững. Giao
thông cộng cộng là bộ phận cấu thành của hệ thống giao thông vận tải đô thị. Mục tiêu đặt ra là nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn; phát triển vận tải ở đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại – an toàn – tiện lợi; đồng thời kiểm soát gia tăng phương tiện cá nhân. Để thực hiện mục tiêu đề ra, trước hết phải phát triển hoàn thiện hệ thống mạnh lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào thiết kế, xây dựng khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển mạng lưới vận trai hành khách công cộng, kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông; tăng cường năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường giao thông vận tải cho cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng các tuyến phố đi bộ, khuyến khích cộng đồng tham gia giao thông bằng các phương tiện phi cơ giới như xe đạp, xe điện và đi bộ. Đồng thời khuyến khích việc đầu tư phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn sử dụng năng lượng sạch , ít gây ô nhiễm môi trường như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao và xe buýt nhanh.
- Công trình xanh: cần phải có quy định bắt buộc hoặc có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đối với việc xây dựng công trình xanh. Công trình xanh là những công trình được xây dựng bởi hệ thống vật liệu xanh, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Một số vật liệu xanh như: nhựa uPVC, nhốm, gỗ ốp tường xanh, gạch ốp lát tái chế… Các vật liệu này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn được áp dụng quy trình sản xuất giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Trong các công trình nhà ở có thể lắp đặt các cửa sổ lớn để tiết kiệm điện; trên mái hay ban công có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời. - Công nghiệp xanh: để phát triển được công nghiệp xanh cần tập trung vào 4
nhóm vấn đề chính là: các sản phẩm xanh, năng lượng mới và tái tạo, dịch vụ xanh, môi trường bền vững.
- Tiếp tục thực hiện những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường; bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh quan
thiên nhiên; xây dựng những tổ dân phố hay khu dân cư sống thân thiện với môi trường.
Trong phạm vi NCKH sinh viên, nhóm thực hiện đề tài xin giới thiệu mô hình đô thị xanh áp dụng cho khu vực Đông Anh - Hà Nội.
Sở dĩ nhóm NCKH chọn khu vực này vì:
- Đông Anh có vị trí nằm cạnh ngay sông Hồng nên xây dựng và phát triển đô thị xanh ven sông là hợp lý, tạo nên cảnh quan đẹp cho đô thị và cho khu vực. - Những năm qua, nhờ xác định rõ các chương trình trọng tâm, công trình trọng
điểm, coi trọng công tác quy hoạch nên huyện Đông Anh đang phát triển theo hướng toàn diện, bền vững. Sau khi được công nhận huyện nông thôn mới, Đông Anh tiếp tục đầu tư lớn nguồn lực nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng gắn với phát triển đô thị văn minh, sáng - xanh - sạch - đẹp. Nhận thức rõ vai trò của cây xanh đối với việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong tiến trình đô thị hóa, huyện Đông Anh phân cấp quản lý, giao trách nhiệm quản lý cây xanh theo “4 rõ”: Rõ cây xanh quản lý, rõ người, rõ trách nhiệm, rõ kỹ thuật chăm sóc. Đặc biệt, việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển cây xanh trở thành nhiệm vụ thường xuyên đối với các tổ chức, cá nhân. Từ đây, ý thức của nhân dân được nâng cao nên huy động có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội trồng, quản lý và phát triển cây xanh. Tại các tuyến giao thông, cây xanh đồng bộ về chủng loại, kích cỡ; cải tạo, trồng mới cây xanh tại công viên, khu đô thị, tạo điểm nhấn để đạt mục tiêu “Đô thị xanh”.
- Để tạo không gian xanh, vùng đệm xanh cho khu dân cư, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung rà soát, thu hồi quỹ đất công, vận động đổi đất cho nhân dân để tạo khoảng xanh, vùng đệm xanh bao quanh thôn, làng, khu dân cư. Quy hoạch trồng các loại cây xanh truyền thống theo tiêu chuẩn cây đô thị để từng bước hình thành dải xanh bao bọc các thôn làng tạo thành các “làng trong vườn”, “phố trong vườn”, “đô thị trong vườn”... Huyện cũng chỉ đạo các địa phương trồng đúng chủng loại theo danh mục quy định, bảo đảm mỹ quan, an toàn giao thông, thuận lợi cho công tác vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, hạn chế hư hỏng công trình hạ tầng. Đối với
cây xanh nông thôn, phải cải tạo, trồng mới đồng bộ các loại cây xanh truyền thống (mít, xoài, vú sữa, sấu, trám... và một số loại cây khác) hướng tới mục tiêu “Nông thôn xanh”. Đến nay, toàn huyện có khoảng 26ha đất cây xanh, mảng xanh tập trung tại các khu tái định cư: Xuân Canh, Vĩnh Ngọc, Đông Hội, khu nhà ở công nhân (Khu công nghiệp Thăng Long, đường Hoàng Sa - Trường Sa, quốc lộ 23B…). Toàn huyện có 444 ao, hồ môi trường (với tổng diện tích hơn 173ha), đến nay đã có hơn 80% ao hồ được kè, làm sạch và trồng dải cây xanh xung quanh, phục vụ nhu cầu tập thể dục thể thao và vui chơi giải trí của nhân dân. Từ đề án được xây dựng mang tầm nhìn lâu dài, các xã, thị trấn dành quỹ đất công giao cho Hội Phụ nữ xã làm nòng cốt ươm, nhân giống hoa, cung cấp miễn phí hoa phục vụ nhân dân trồng, trang trí trên cổng làng, cổng nhà, tường nhà.... Việc đầu tư trồng, quản lý cây xanh thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định, kể cả từ nguồn xã hội hóa. Thực hiện công khai danh mục, mục tiêu, kinh phí thực hiện, để nhân dân biết, giám sát và tham gia đóng góp ý kiến, bảo đảm minh bạch, khách quan vì lợi ích của nhân dân. Cây xanh tại các công trình, khu vực do huyện quản lý, giao cho doanh nghiệp chuyên ngành thực hiện. Cây xanh tại công trình, khu vực do xã, thị trấn quản lý giao cho ngành, đoàn thể, cộng đồng dân cư theo hướng rõ người, rõ trách nhiệm... Hằng tuần, các ngành, đoàn thể, khu dân cư phát động phong trào vệ sinh môi trường kết hợp chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Với bề dày truyền thống đoàn kết, cùng sự chủ động, sáng tạo và thống nhất cao trong chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án thành phần xây dựng đô thị xanh theo hướng “4 rõ”, chắc chắn Đông Anh sẽ có sức bật mới, tạo điểm nhấn để huyện đủ điều kiện sớm trở thành một quận phát triển năng động, hiện đại, văn minh ở khu vực phía Bắc Thủ đô Hà Nội.
- Với mật độ giao thông chưa quá đông đúc như trong nội thành nên áp dụng giao thông xanh tại khu vực. Tại xã Vĩnh Ngọc hiện nay đang có các dự án xây dựng đô thị xanh, đô thị thông mình như: BRG Smart City Đông Anh, công viên Kim Quy Đông Anh nên có thể áp dụng xe bus sử dụng nhiên liệu xanh.