4. Bố cục đề tài
3.2.2.1. Thực trạng thiếu không gian xanh hiện nay tại Hà Nội
Không gian xanh là một phần quan trọng giúp điều hòa không khí, cải tạo khí hậu và bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên nhiều năm qua, trong khi mật độ dân số tăng nhanh, các khu đô thị mọc lên nhiều thì không gian xanh cũng ngày càng suy giảm. Đứng trước nguy cơ đô thị hóa phát triển chóng mặt, các mảng khối bê tông, các tòa nhà cao tầng mọc lên càng ngày càng tăng theo cấp số nhân và trực tiếp tác độnh rất lớn đến cấu trúc xanh của đô thị Hà Nội. Theo các chuyên gia quy hoạch, Hà Nội sẽ dần biến mất những mảng xanh hiện có và không thể phát triển thành một đô thị xanh đúng nghĩa nếu như không có sự tham gia nỗ lực của chính quyền, từ cơ quan chức năng và người dân.
Hình 13. Các khu đô thị mới ở Hà Nội thiếu vắng cây xanh
Đi dọc một số tuyến đường tập trung nhiều tòa nhà cao tầng như Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương ta có thể dễ dàng nhận thấy có hàng chục dự án chung cư cao tầng nằm sát nhau mà không có khuôn viên cây xanh, ngoại trừ một số cây xanh ít ỏi được thành phố trồng ở hai bên vỉa hè. Vấn đề thiếu cây xanh tại các dự án chung cư cao tầng, các khu đô thị mới của Hà Nội đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Hầu hết các diện tích cây xanh tại các khu đô thị mới chr nằm trên bản vẽ quy hoạch. Thay vì thực hiện theo đúng thiết kế thì nhiều dự án còn tận dụng hạ tầng cây xanh công cộng có sẵn của thành phố để hợp thức hóa tiêu chí cây xanh của mình.
Tình trạng này diễn ra phổ biến mỗi khi có một dự án mới xuất hiện. Các dự án chung cư cao tầng, khu đô thị mới hiện nay hầu hết đang được tọa lạc tại những vị trí đất vàng của Thủ đô, có giá trị cao nên các chủ đầu tư chỉ dành một không gian rất nhỏ để trồng vài cây xanh, thậm chí cắt xén những diện tích đất công cộng của công trình để thay vào đó là các công trình nhà ở nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận khiến cho chất lượng của người dân tại các khu chung cư này cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như tại KĐT Linh Đàm trước đây có rất nhiều không gian xanh, mặt nước, không khí trong lành nhưng thời gian gần đây có quá nhiều nhà cao tầng mọc lên, phá vỡ quy hoạch, dẫn đến không gian xanh bị thu hẹp, ngột ngạt, không còn được thoáng đãng như trước kia; dân số khu đô thị đông cũng ảnh hưởng đến hạ tầng, giao thông.
Trong thời gian qua, chính quyền Hà Nội đã có những biện pháp thức thời để giải quyết tình trạng thiếu cây xanh, đó là việc hoàn thành Chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016 – 2020 và đang tiếp tục triển khai thêm khoảng 600.000 cây xanh giai đoạn 2019 – 2020. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, liệu thành phố có đạt được mục tiêu tăng diện tích cây xanh theo bình quân đầu người trong tương lai gần. Bởi chính quyền chỉ đủ khả năng để mở rộng diện tích cây xanh tại các khu vực công cộng, trong khi tại các dự án đó là trách nhiệm của chủ đầu tư.
Ngay từ khi chưa mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã có hệ thống sông, hồ, công viên, khuôn viên cây xanh khá dày với 7 con sông lớn chảy qua, cùng với hơn 20 hồ nước tự nhiên, là điều kiện thuận lợi cho hệ thống cây xanh phát triển. Trước những tác động của quá trình đô thị hóa, ngay sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã xây dựng đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó tập trung vào vấn đề phát triển các đô thị vệ tinh, xây dựng thành phố thông minh, thành phố xanh. Cũng theo đồ án, mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô sẽ xây dựng mới thêm khoảng 20 công viên cây xanh, trong đó có 5 công viên cây xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế… Trong đó phát triển đô thị xanh phải gắn chặt với đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Đồ án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” . Nội dung quan trọng của đồ án là: “Tạo môi trường sống theo hướng bền vững: môi trường sống, làm việc, sản xuất và nghỉ ngơi giải trí phải đảm bảo tiện nghi, an toàn và bền vững”. Đồ án Quy hoạch trên đề cập đến những vấn đề sau:
- Một là, tạo hình ảnh riêng về Thủ đô Hà Nội: mặt nước, cây xanh và văn hóa. - Hai là, xây dựng đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái.
- Ba là, phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ trong đó giao thông công chính là quan trọng nhất, vừa kết nối đô thị vừa đem lại hiệu quả cao về bảo vệ môi trường. - Bốn là, phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, mang tính cạnh tranh,
tạo động lực phát triển đô thị.
- Sáu là, ngăn ngừa hiểm họa từ thiên nhiên.
- Bảy là, giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống. - Tám là, tăng cường thể chế, quản lý đô thị hiệu quả.
- Chín là, tạo dựng và tăng cường phát triển nguồn lực.