Phát triển không gian xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng và phát triển đô thị xanh tại hà nội (Trang 37 - 38)

4. Bố cục đề tài

3.3.2.1. Phát triển không gian xanh

Từ năm 2014, Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên mới xây; 42 công viên, vườn hoa sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù. Từ năm 2016, bên cạnh những không gian hiện hữu, TP đã khởi công xây dựng hàng loạt công viện có quy mô lớn như Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (Công viên Thanh Xuân), Công viên điều hòa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch; Công viên giải trí tại Mễ Trí; Khu công viên, hồ điều hòa CV1 Cầu Giấy.

Hình 18. Công viên Cầu Giấy nhìn từ trên cao

Theo quy hoạch, TP sẽ nâng cấp cải tạo các công viên hiện có như Công viên Đống Đa, Công viên Thống Nhất; nâng cấp công viên Bách Thảo, vườn thù Hà Nội; tăng cường cây xanh trong các khu chung cư cũ với chỉ tiêu 1m2/người, chiếm từ 8-10% quỹ đất cải tạo.

Cùng với đó, TP cũng yêu cầu các cấp, ngành đề xuất các chương trình, dự án cải tạo và làm sạch nguồn nước, phục hồi môi trường các tuyến sông đang bị cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng như sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ, sông Đáy… Bên cạnh việc phát triển hồ điều hòa trong các công viên mới xây dựng, TP đã tập trung cải tạo môi trường nước các hồ hiện hữu. Theo thống kê của Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã và đang nạo vét, cải tạo môi trường nước 140 hồ ở cả nội và ngoại thành. Việc thực hiện tốt công tác cải tạo hồ nước bị ô nhiễm đã được sự đồng thuận lớn từ người dân, các hồ nước tại Hà Nội đã thực sự trở thành những “lá phổi xanh” điều hòa không khí cho cả khu vực, với môi trường hồ xanh sạch, cảnh quan đẹp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng và phát triển đô thị xanh tại hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)