6. Cấu trúc khóa luận
2.3.1. Cho trẻ được tiếp xúc, hoạt động nhiều với đồ chơi thuộc chủ đề nghề
nghề nghiệp
Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc đồ chơi. Người lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, đặc trưng của vật đó. Trẻ thường xuyên được tiếp xúc với đồ chơi, nhờ đó mà tên đồ vật, đồ chơi, màu sắc, cấu tạo, công dụng của vật thể dễ được tiếp nhận, dễ ghi nhớ. Một tiết học có thể quan sát các loại đồ chơi khác nhau. Giáo viên mang đồ chơi vào lớp, nhưng phải được phủ kín, giáo viên lấy từng cái ra để giới thiệu và cho trẻ quan sát. Các cháu phải nói chính xác tên đồ chơi, màu sắc của đồ chơi, từng phần của đồ chơi, tác dụng của nó. Từ đó mà vốn từ của trẻ được mở rộng.
Giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động vui chơi, cung cấp đồ dùng, đồ chơi để trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động ngôn ngữ. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, quan sát, hướng dẫn trẻ, cung cấp cho trẻ những từ mới, nói chuyện với trẻ, quan tâm kịp thời để trẻ chỉnh sửa, bổ sung kiến thức và vốn từ cho trẻ, làm phong phú thêm ngôn ngữ của trẻ.
Ví dụ 1: Thông qua trò chơi “ bé làm bác sĩ” trẻ sẽ nắm được các từ loại như:
Danh từ chỉ đồ dùng của bác sĩ: ống tiêm, nhiệt kế, ống nghe, áo Blu, bàn, ghế,.v.v..
Trẻ sẽ được làm quen với các từ: bệnh viện, phòng khám, phòng cấp cứu,..
Danh từ chỉ bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, trán, tay, chân,.v.v.. Động từ: ăn, đi, uống, chạy,.v.v..
danh từ chỉ đồ dùng của chú công an như: còi, đèn pin, còng tay, điện đàm, thẻ công an..
Ví dụ 3: Thông qua “Nghề nấu ăn” trẻ sẽ học được những từ mới về dụng cụ nấu ăn như: xoong, nồi, chảo, bếp, bát, đũa, thìa,.. Các loại thực phẩm như: thịt, cá, rau, củ, quả,…
Ví dụ 4: Thông qua “nghề bán hàng” trẻ sẽ bán các loại mặt hàng khác nhau như mặt hàng đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm,..Từ đó trẻ sẽ được làm giàu vốn từ của mình.
Tương tự ở các nhóm ngành nghề khác, giáo viên cũng cung cấp cho trẻ vốn từ mới.