6. Cấu trúc khóa luận
3.3.5. Giáo án thực nghiệm
Sau 4 tuần thực nghiệm tác động, tiến hành đo lại và so sánh sự phát triển vốn từ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm tác động. Sau đây em xin trích một số giáo án hoạt động góc có lồng ghép trò chơi đóng vai theo chủ đề- chủ đề nghề nghiệp dùng để tác động vào nhóm thực nghiệm trong 4 tuần nhằm mở rộng vốn từ cho trẻ:
Giáo án 1:
Giáo án
Hoạt động góc
Chủ đề: Nghề nghiệp Nội dung chơi:
Góc phân vai: “bé làm bác sĩ”, “bé làm đầu bếp” Góc xây dựng- lắp ghép: Xây dựng bệnh viện của bé Góc nghệ thuật: đóng kịch: Chú cảnh sát tốt bụng Độ tuổi: 4- 5 tuổi Thời gian: 40- 45 phút Số trẻ: 20 cháu Người dạy: Trần Thị Mến I. Mục đích, yêu cầu
- Củng cố vốn từ ngữ cho trẻ, làm giàu vốn từ của trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ danh từ, động từ, tính từ, từ láy, từ ghép,..
- Trẻ phản ánh được công việc của bác sĩ, bác cấp dưỡng.
- Trẻ biết xây dựng bệnh viện gồm một số phần: các phòng bệnh, sân, vườn hoa, tường bao, nhà bảo vệ,v.v..bước đầu biết sắp xếp bố trí thành công trình tổng thể.
- Bước đầu biết phân vai chơi, chơi và phối hợp hành động trong nhóm chơi phù hợp với vai chơi.
II. Chuẩn bị
1. Ý đồ buổi chơi: Trong chủ đề “nghề nghiệp” tôi chọn ba góc chơi mà trẻ hứng thú nhất nhằm mở rộng vốn từ cho trẻ: Đó là góc phân vai, góc xây dựng- lắp ghép, góc nghệ thuật. Tôi chọn hai trò chơi chính đó là “bé làm bác sĩ” và “ bé làm đầu bếp”.
2. Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh
- Sắp xếp vị trí các góc chơi phù hợp.
- Đồ dùng bác sĩ, đầu bếp : ống tiêm, nhiệt kế, áo Blue, ống ghe, xoong, chảo, bếp gas, bát, đũa, rau, củ, quả,..bằng nhựa.
- Tranh vẽ bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân và cô đàu bếp đang nấu ăn.
- Đồ dùng góc xây dựng: Gạch, sỏi, cổng, thảm cỏ, đồ dùng lắp ghép,.. III. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận chơi
- Cô gọi trẻ tập trung lại quanh cô, cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.
- Cô giới thiệu các góc chơi: Bây giờ chúng mình đang học chủ đề “ Nghề nghiệp”, trong lớp mình có rất nhiều góc chơi, hôm nay cô sẽ cho các con chơi ở: Góc phân vai, góc xây dựng- lắp ghép, góc nghệ thuật( khi giới thiệu đến góc nào cô chỉ tay về vị trí góc đó).
Hôm nay, ở góc phân vai chúng ta sẽ chơi trò chơi rất đặc biệt. Để biết trò chơi hôm nay chúng mình sẽ được chơi là gì thì bây giờ cô mời cả lớp hãy chú ý quan sát xem bức tranh cô mang đến cho lớp mình là gì nhé!
- Bức tranh cô vẽ gì đây?( bác sĩ đang khám bệnh)
- Đồ dùng của bác sĩ bao gồm những gì đây các con?( Áo Blue, ống tiêm, nhiệt kế, ống nghe,..)
- Bức tranh tiếp theo cô vẽ gì đây?( Cô đầu bếp đang nấu ăn) - Cô đầu bếp đang nấu món gì đây các con( Nấu cơm)
- Bạn nào hãy nhìn vào bức tranh và cho cô biết vật dụng của cô đầu bếp gồm những gì đây?( xoong, nồi, chảo. bếp, bát,…)
- Vậy chúng mình có muốn đóng vai thành những đầu bếp chuyên nghiệp để nấu những món ăn ngon cho cả gia đình mình không nào?
Và hôm nay ở góc phân vai chúng mình sẽ chơi trò chơi “bé làm bác sĩ” và trò chơi “bé làm đầu bếp”. Các bạn nào thích đóng vai làm bác sĩ và đầu bếp hãy di chuyển về phía góc phân vai giúp cô nào!
Với góc chơi xây dựng chúng ta sẽ xây dựng bệnh viện của bé thật đẹp. Ai sẽ chơi trò chơi xây dựng? Xây dựng bệnh viện để làm gì? Xây dựng bệnh viện gồm những gì?
Còn góc nghệ thuật, hôm nay chúng ta sẽ tập đóng kịch và biểu diễn vở kịch “Chú công an tốt bụng”, vở kịch này các con đã được làm quen rồi đúng không? Ai sẽ chơi đóng kịch ở góc nghệ thuật nào?
Trong khi chơi cùng nhau các con chú ý điều gì?( giáo dục trẻ chơi hòa thuận, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi với bạn…)
Bây giờ các con ai thích chơi ở góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó và chơi vui nhé!
2. Quá trình chơi
- Cho trẻ chọn góc chơi của mình theo ý thích, tập cho trẻ thỏa thuận vai chơi với nhau.
- Cô đến từng góc trò chuyện hướng trẻ nhập vai trong khi chơi, khi trẻ lúng túng, cô có thể đến đóng một vai phụ, động viên, khuyến khích trẻ thể hiện như cuộc sống thực của người lớn.
Ví dụ: Góc phân vai
Với trò chơi “bé làm bác sĩ, cô đến hỏi trẻ: bác sĩ đang làm gì vậy? Đây là đồ dùng gì? Nhiệt kế dùng để làm gì vậy bác sĩ? Bác sĩ quan tâm bệnh nhân thật cẩn thận và chu đáo.
Tương tự như vậy cô đến góc “bé làm đầu bếp” cô hỏi về các món ăn, cách chế biến như thế nào?...
Cô tạo tình huống giúp trẻ liên kết các vai chơi với nhau. 3. Nhận xét góc chơi:
- Nhận xét thường xuyên trong quá trình trẻ chơi: Ví dụ khi thấy trẻ lúng túng trong giao tiếp cô cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ, khi thấy trẻ có biểu hiện tốt cô đóng vai người cùng chơi và tuyên dương trẻ.
Nhận xét cuối buổi chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét hoạt động cụ thể của góc chơi đó, đưa ra các câu hỏi gợi ý để các nhóm chơi tự nhận xét hành động chơi trong nhóm, có sự động viên, rút kinh nghiệm cho buổi chơi sau.
- Kết thúc : Hôm nay cô thấy lớp mình chơi rất ngoan vậy nên cô quyết định thưởng cho lớp mình một trò chơi nữa. Trò chơi mang tên “chiếc túi kì diệu”. Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Giáo án 2:
Giáo án
Đề tài: Hoạt động góc Chủ đề: Nghề nghiệp Đối tượng: Trẻ 4- 5 tuổi Thời gian: 40- 45 phút Số lượng: 20 trẻ
Nội dung chơi:
Trò chơi bé làm cảnh sát giao thông 2.Góc xây dựng- lắp ghép:
Xây dựng ngã tư đường phố
Xây dựng bãi đỗ xe cho các phương tiện giao thông 3.Góc nghệ thuật, tạo hình:
Xé dán các dụng cụ gắn với nghề nghiệp tương ứng. 4.Góc sách truyện:
Xem tranh ảnh, trò chuyện về các ngành nghề trong xã hội.
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ hào hứng tham gia chơi, biết sử dụng các vật liệu có sẵn để xây dựng đường phố, bãi đỗ xe.
- Củng cố vốn từ ngữ cho trẻ, làm giàu vốn từ của trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ danh từ, động từ, tính từ, từ láy, từ ghép,..
- Trẻ biết đóng vai người bán hàng, trẻ biết bán và mua. - Trẻ biết sử dụng kĩ năng đã học để xé, dán các dụng cụ.
- Trẻ nói tên được các dụng cụ, đồ vật của các nghề trong tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
- Nhà, gạch, cây xanh,..
- Các đồ dùng: cuốc, xẻng, máy cày, ống tiêm, ống nghe, …bằng nhựa. - Giấy màu, bút màu, hồ dán,..
- Tranh ảnh về các đồ vật, dụng cụ của các ngành nghề trong xã hội.
III. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận chơi - Xúm xít, xúm xít.
- Cô cùng cả lớp hát bài: “ Trường mầm non Hùng Vương” nhé! - Trong bài hát nói về những gì?
Chúng mình có yêu thành phố mà mình đang sống không? Muốn thể hiện tình cảm của mình, muốn thị xã Phúc Yên đẹp lên các con phải làm gì?( chăm ngoan, học giỏi để sau này xây dựng thành phố tươi đẹp hơn).
Bây giờ chúng mình đi vòng quanh lớp, vừa đi vừa hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”, kết thúc bài cho trẻ dừng lại ở một góc và trò chuyện:
- Đây là góc chơi gì? (góc xây dựng)
- Góc xây dựng có những đồ chơi gì? (gạch, nhà, cây xanh,..)
- Từ những nguyên vật liệu này các con hãy xây dựng công trình bãi đỗ xe và ngã tư đường phố nhé!
- Còn đây là góc chơi gì đây các con?( góc sách truyện)
- Ở góc sách truyện các con nhìn thấy gì?( tranh vẽ nghề nông dân, nghề thợ mỏ, nghề lái xe ô tô)
- Với bức tranh vẽ bác nông dân. Cô chỉ vào tranh cùng trò chuyện với trẻ:
+Bác nông dân đang làm gì đây?(gánh lúa)
+Theo các con thì nghề nông bao gồm những công cụ gì?( cày, cuốc, liềm,..)
+Vậy còn bức tranh này cô vẽ gì đây?(chú lái xe) +Chú lái xe đang lái xe gì?( ô tô tải)
+Chú lái xe lái xe vào buổi nào đây các con?( Buổi tối)
+Đường phố buổi tối thật lung linh và náo nức đúng không các con?
Tương tự cô cho trẻ xem tranh “ nghề thợ mỏ” và trò chuyện cùng trẻ.
- Bây giờ các con hãy cùng ngồi xuống xem tranh và tìm hiểu thêm xem bức tranh của cô còn nói về điều gì nữa nhé! Góc chơi nào kia? ( góc phân vai)
- Góc phân vai của cô vẽ bức tranh nghề gì đây?( nghề bán hàng) - Bác bán hàng bán những mặt hàng gì đây? Nhìn bác bán hàng đang bán hàng rất vui vẻ đúng không nào?
- Ở góc phân vai của cô còn một bức tranh. Bức tranh vẽ gì đây?( chú cảnh sát giao thông).
- Chú cảnh sát giao thông đang phân làn đường đúng không các con! Chú mặc bộ trang phục màu gì đây? Chúng mình có yêu các chú cảnh sát giao thông không nào?
Hôm nay chúng mình sẽ đóng vai chú cảnh sát và người bán hàng nhé! Bây giờ ai thích chơi góc nào thì nhẹ nhàng về góc đó và cùng nhau chơi thật vui nhé!
Cô giáo dục trẻ trong khi chơi phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi, giữ gìn đồ chơi của lớp.
2. Quá trình chơi
Trẻ tự chọn góc chơi của mình, biết thỏa thuận vai chơi với nhau. Cô quan sát tổng thể các góc chơi, vừa bao quát trẻ vừa đi đến từng góc quan sát trẻ chơi để hướng dẫn, dẫn dắt, liên kết giữa các góc chơi với nhau. Cô có thể đóng một số vai phụ để khuyến khích, động viên trẻ hoặc để tạo thêm tình huống sửa thế bí cho trẻ.
Ví dụ: Góc phân vai:
+ Chào các bác, tôi muốn mua thêm vật liệu cho công trình xây dựng bãi đỗ xe, bác bán cho tôi với!
+ Gạch này bán thế nào vậy bác?
+ Ôi tôi quên không mang tiền mất rồi, bác chờ tôi về lấy tiền một lát nhé! 3. Nhận xét góc chơi
Cô đến từng góc chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ, cô động viên, khen ngợi trẻ
Kết quả thu được sau quá trình tác động thực nghiệm
Bảng so sánh sự phát triển về vốn từ giữa 2 nhóm Từ loại Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Số lượng từ Tỉ lệ % trên 20 trẻ Số lượng từ Tỉ lệ% trên 20 trẻ Danh từ 351 41% 230 30% Động từ 298 34% 209 26% Tính từ 72 6,6% 55 6,2% Đại từ 29 3,4% 21 3,0%
Nhìn và bảng so sánh sự phát triển vốn từ giữa 2 nhóm trẻ ta thấy có sự tiến bộ về vốn từ của trẻ:
Về danh từ: Vốn danh từ của trẻ đã tăng lên được 11%. Ngoài những danh từ gọi tên các đồ vật, danh từ chỉ đồ chơi, bộ phận cơ thể,..trẻ còn nói được nhiều danh từ chỉ tính chất, công dụng của đồ vật, danh từ chỉ người thân, mọi người xung quanh,v.v..
Về động từ: Động từ của trẻ tăng lên 8%. Trẻ đã biết sử dụng các động từ chỉ hoạt động hàng ngày (đi, đứng, chạy, đội, quàng, mặc, cởi, chải, giặt..)
Về tính từ: Vốn từ về tính từ của trẻ cũng tăng lên. Trẻ khắc phục được một số lỗi về tính từ chỉ màu sắc.
Về đại từ: Vốn từ về đại từ cũng được tăng lên đáng kể.
Nhìn vào bảng kết quả sau khi thực nghiệm các phương pháp mới chúng ta càng thấy rõ được hiệu quả của các biện pháp được đề xuất khi áp dụng vào nội dung chương trình dạy học cho trẻ.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Vốn từ của trẻ ở nhóm thực nghiệm phát triển tốt. Để vốn từ của trẻ được mở rộng và đạt được kết quả cao đó là do người giáo viên có sự chuẩn bị tốt về trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, cách thức xây dựng nội dung và phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề thực sự giữ vai trò chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo. Trong đó việc xây dựng nội dung và cách thức tổ chức của giáo viên sẽ làm tiền đề cho việc mở rộng vốn từ cho trẻ.
Khóa luận đã giải quyết được hầu hết các nhiệm vụ của đề tài. Khóa luận đã tìm hiểu được các khái niệm, thực trạng của việc mở rộng vốn từ của trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non.Từ đó đề xuất các biện pháp mới và thực nghiệm các biện pháp mới đã đề xuất vào trong chương trình dạy và học ở trường mầm non..
Kết quả thực nghiệm tác động đã đạt được kết quả cao. Trẻ ở nhóm thực nghiệm đã có sự thay đổi về vốn từ một cách tích cực. Vậy bằng sự đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề sẽ làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng.
3.2. Kiến nghị
Cách thức tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn ở bên động viên, khuyến khích để trẻ thể hiện hết khả năng của mình.
Mong rằng ở các trường mầm non sẽ được Sở Giáo dục quan tâm hơn nữa tới việc cung cấp các đồ chơi, phương tiện chơi cho trẻ.
Kết quả thu được ở nhóm thực nghiệm càng khẳng định trò chơi đóng vai theo chủ đề có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung và đối với sự phát triển vốn từ của trẻ nói riêng. Trong quá trình
thực nghiệm này em vẫn còn một số hạn chế chưa giải quyết được do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và vốn kiến thức kinh nghiệm thiếu thốn. Em mong rằng khi đã là một giáo viên mầm non, được ở bên trẻ thường xuyên em sẽ làm tốt hơn và sẽ thực hiện phương pháp này trên diện rộng để khẳng định kết quả đạt được.
Trong khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, của độc giả quan tâm để khóa luận được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Ân “ giáo dục học mầm non” tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm. 2. Bộ giáo dục và đào tạo(2010), Chương trình giáo dục Mầm non, NXB giáo
dục.
3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi đi học. Tài liệu dịch, NXB Hà Nội. 4. Lê Thu Hương, Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non theo chủ đề, NXB giáo dục Việt Nam.
5. Nguyễn Xuân Khoa(1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHQG Hà Nội.
6. Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Hoạt động vui chơi với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, NXB giáo dục Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Khoa, Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHSP.
9. Nguyễn Ánh Tuyết, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP. 10. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Tiếng việt thực hành, NXB
ĐHQG Hà Nội.
11. Lưu Thị Lan (1977), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em, NXB ĐHQG Hà Nội.
12. Tạ Thị Ngọc Thanh(1980), “Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ”, NXB giáo dục, Hà Nội