5. Điểm mới của đề tài
2.2.1. Phổ hồng ngoại IR
Quang phổ hồng ngoại hay gọi tắt là quang phổ IR là quang phổ được thực hiện ở vùng hồng ngoại của phổ bức xạ điện từ có số sóng từ 4000-400 cm-1. Phổ hồng ngoại là một trong những phương pháp phân tích hóa lý hiện đại đem hiệu quả cao trong việc phân tích và xác định cấu tạo của các hợp chất. Mỗi một nhóm chức hoặc liên kết sẽ hấp thụ một tần số (bước sóng) xác định. Do đó dựa vào các số liệu thu được từ phổ hồng ngoại ta có thể xác định các loại dao động đặc trưng của các liên kết giữa nguyên tử, nhóm nguyên tử hay các nhóm chức có trong phân tử (nhóm:C C,C C,C O,CH,OH, NH,... ), từ đó xác định được cấu trúc của mẫu phân tích.
Để có thể hấp thụ bức xạ hồng ngoại, phân tử đó phải đáp ứng được các yêu cầu:
Độ dài sóng chính xác của bức xạ: Một phân tử hấp thụ bức xạ hồng ngoại chỉ khi tần số dao động tự nhiên của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử tạo thành phân tử đó cũng là tần số của bức xạ tới.
Một phân tử chỉ hấp thụ bức xạ hồng ngoại khi nào sự hấp thụ đó gây ra sự biến thiên momen lưỡng cực của chúng.
Hiện nay, loại phổ hồng ngoại được sử dụng nhiều nhất là phổ kế hồng ngoại tự ghi. Phổ kế hồng ngoại hoạt động theo nguyên tắc sau: Chùm tia hồng ngoại phát ra từ nguồn sẽ được tách ra hai phần, một phần đi qua mẫu và phần còn lại đi qua môi trường đo - tam chiếu (hay dung môi) qua bộ tạo đơn sắc và tách thành từng bức xạ có tần số khác nhau và chuyển đến detector.
18
Detector sẽ làm nhiệm vụ so sánh cường độ hai chùm tia và sau đó chuyển thành tín hiệu điện có cường độ tỉ lệ với phần bức xạ đã bị hấp thụ bởi mẫu. Do dòng điện này có cường độ rất nhỏ nên phải dùng bộ khuếch đại tăng cường độ lên nhiều lần trước khi chuyển sang bộ phận tự ghi vẽ lên bản phổ hoặc đưa vào máy tính xử lý số liệu rồi in ra phổ.
Sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy đo phổ hồng ngoại được trình bày trên hình 2.2
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của máy đo phổ hồng ngoại
Các phép đo trên được thực hiện tại khoa Hóa học Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.