0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Những chuyện kì quái biểu hiện của sự biến loạn xã hội

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN (Trang 37 -50 )

8. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Những chuyện kì quái biểu hiện của sự biến loạn xã hội

Âm thịnh dương suy làm cho xã hội trở nên suy đồi. Con người bị thói hư tật xấu dẫn dụ, mê hoặc dẫn đến làm việc trái với đạo đức, lương tâm. Hay là tin vào những chuyện ma quỷ, thần thánh mà không hề có căn cứ, thậm chí còn làm theo sự dẫn dụ đó. Con người bị cuốn vào vòng xoáy hư ảo không lối thoát. Tất cả những điều ấy càng làm cho xã hội trở nên rối loạn và ngày càng xuống cấp về mặt đạo đức.

Trong Tang thương ngẫu lục, những thiên ghi chép chuyện hay, chuyện lạ, chuyện quái dị rất thú vị. Đọc những thiên truyện này, người ta thấy có một thế giới khác đầy sự bí ẩn, vừa làm cho người ta rùng rợn lại vừa làm cho người ta cảm thấy kì lạ, kích thích sự tò mò. Đó có thể là những thay đổi đột ngột của tự nhiên mà con người ngày xưa chưa thể lý giải nổi. Ví như ở hồ Gươm: “Mùa hạ năm Bính Ngọ (1786) đời Cảnh Hưng, đương nửa đêm, bỗng có vật gì mọc lên ỏ hòn đảo, bay sang đến bờ nam thì tắt. Sóng hồ cuộn lên. Sáng hôm sau, tôm cá nổi lên mặt hồ không biết bao nhiêu mà kể” (Hồ Gươm). Hay “Ông Trần Văn Vỹ, người làng Từ Ô, khi thi Hội, trọ ở phường Đồng Xuân, nhà cũ của viên nội thần quận Báu, quan Thiêm Hiến huyện Thanh Khê. Trên gác nhà ấy có lắm ma, hoặc hiện thành một vật to như cái đấu, đỏ chói, sáng rực bốn bề, một nhoáng thì tắt; hoặc kêu reo ở trên xà nhà, soi đèn chẳng thấy gì cả” (Ma Đồng Xuân).

Chuyện động vật sinh ra người, người sinh ra dị nhân khoa học có thể lý giải được nhưng thời xưa nếu gặp chuyện như vậy thì cho là điềm gở, liên quan tới thể chế chính trị. Nhân dân thì rùng rợn, kinh hãi và hoang mang như: “Một

anh chàng người Sơn Vi, vào rừng lạc đường, gặp một cụ già cởi áo mặc cho mà dặn đi sau. Anh ta ngứa ngáy, một lúc thấy mình thành con hổ. Các con hổ khác kéo đến cùng anh ta thân cận, cùng nằm cùng ở, được thịt thì chia cho ăn. Một hôm về nhà nghe vợ đương khóc, anh ta thương xót gầm lên. Vợ sợ hãi khua thanh la để dọa, anh ta phải bỏ đi. Mỏi mệt nằm trên một tảng đá, lại thấy ông già đến bảo: Cái áo mượn của ta ngày trước giờ phải trả đây. Nói rồi, cưỡi lên bụng anh ta, lấy gươm rạch lột da ra, đau tưởng chết được. Nhìn lại thì mình mẩy đã trở lại như ngày xưa; vội vã về nhà thì sắp đến kì giỗ đầu. Vạch lưng ra, trên lưng hãy còn vết lông. Chao ôi! Anh chàng kia là hổ mà lại là người, người mà lại là hổ, lạ lùng thật không nói xiết” (Hóa hổ).

Hay “Người con gái ở phố Lai Trào, trấn Hoa Dương, lấy người lái buôn nước Tây đen. Sau, người lái buôn về nước, nàng hỏi kỳ tái ngộ, hắn nói: Hễ ba năm không thấy sang thì cứ việc đi lấy chồng. Quá hạn ấy, nàng cải giá, lấy một người là Mỗ, sinh được một con trai, da đen thịt xạm, y như chồng cũ. Hỏi người biết, thì người ta bảo: Đó là dư khí hãy còn xót lại, cho nên rợ Hồ có cái tục rửa ruột. Không bao lâu, người lái buôn đến tìm vợ, thấy đứa con, bèn kiện đòi lại. Quan xử đứa con về người lái buôn, còn người vợ vẫn thuộc về Mỗ. Sau, nàng sinh mấy đứa con nữa, đều như thường cả".

Hư hư thực thực cứ đảo lộn hết lên. Có khi Phạm Đình Hổ ghi chép việc kinh dị xảy ra trong dân gian, trên sông nước xung quanh truyện ma quỷ, môi trường sinh thái bất thường do loạn lạc, do tâm lý dân tình khiếp sợ sự chết chóc, đói khổ mà tự mình tưởng tượng ra chăng? Hay đó là sự thật? Tác giả đi tìm kiếm câu trả lời qua những thiên truyện cụ thể. Như Sông Dùng ở huyện Nam Đàn, con sông lớn ở Hoan Châu là ví dụ điển hình: “Một hôm, có người dân làng đến bến Đồng Luân rửa tay, rồi đứng hóng mát trong khoảng lau sậy, thấy trên bãi cát có hai người cưỡi ngựa chạy quanh ba vòng rồi cùng nhau song cương mà đi xuống nước. Người ấy nín thở, đứng lặng xem ra thế nào.

Một lúc, thấy mấy tòa lâu đài nổi lên giữa dòng sông, nhỏ như quyển sách, chỉ trong chớp mắt đã cao lên đồ sộ, kẻ đi người lại rộn rịp. Lúc lâu, người ấy ngứa cổ, không thể nhịn được, dặng hắng lên một tiếng. Lập tức những tòa lâu đài ấy chìm nghỉm cả. Rồi có hai con cá lớn cụt đầu nổi ở trên sông, nước sông đỏ khé” (Sông Dùng). Hay “Sông Độc ở xứ Sơn Nam, nguồn từ sông hát chảy ra, là nhánh của sông Phú Lương, chảy đến làng Đốc Tín, huyện Kim Bảng hợp với sông Lương mà thành ra sông Độc. Chỗ ngã ba sông, có cái miếu thờ thần sông, linh thiêng lắm. Thuyền buôn qua lại, phải sửa đồ lên lễ, không thì buồm, cột, chèo, lái chẳng cái gì còn. Giữa sông có cái cột không biết dựng từ bao giờ. Tục truyền người ta có chuyện thề bồi, thường đến ôm cái cột ấy, gian dối sẽ bị lôi tuột xuống nước. Khoảng năm Cảnh Hưng, chúa Trịnh ngự giá tuần du phương Nam. Khi thuyền qua chỗ ấy, dưới sông bỗng nổi lên một bãi cát. Nước cạn, thuyền không đi được. Chúa sai khơi đào, đào đến đâu lại đầy đến đấy, hứa sẽ thăng trật. Chỉ chốc lát, dưới sông bỗng có hai con rắn cùng xuất hiện dài hơn mười thước, to bằng ống tre, bò ngoằn ngoèo qua cái bãi ấy. Bò đến đâu, cát rẽ đến đấy, nước sông lại đầy như cũ” (Sông Độc).

“Hồi quan Đốc đồng Nguyễn Đình Thạc ở trấn, có một người khổng lồ vào nhà trong xóm bắt người mà ăn. Nhà có mười người ăn mất chín. Một người chạy trốn được lên báo quan; quan cho xe súng đến bắn bừa vào. Người ấy ngồi chết trên sàn nhà, chân thong xuống tận đất. Lôi ra thì thấy thân thể trần truồng, dài ước hơn hai trượng, tóc ngắn đến vai. Ông lấy làm lạ, về thuật chuyện với quan Bình chương Phan Trọng Phiên. Ông Phan nói: Đó là giống người ở biên cảnh tây nam. Năm Giáp Ngọ (1774), tôi đi đánh phương nam, có thấy trong kho Vũ khố của họ Nguyễn một bộ da người, cũng suýt soát như thế chưa đầy trấu. Hỏi người coi giữ, họ nói bắt được trong rừng. Chính người này thuộc về giống ấy” (Người khổng lồ).

“Hồi vào đánh đàng Trong, có mấy người lính đi qua rừng, thấy một cái hang. Vào xem, ban đầu còn tối đen, sau sáng rạng dần. Một lúc thấy trong đó có dân cư, tiếng nói ríu rít, không hiểu được. Bọn lính đói phải cướp lấy cái ăn, những người đó chạy tán loạn. Một lúc, họ lại kéo đến rất đông, bọn lính sợ, phải ra, dùng những tên nhọn, vừa đi vừa bắn lại. Về thuật với mọi người, lại kéo vào xem, chẳng thấy gì nữa” (Hang núi).

Ngoài việc ghi chép những chuyện quái dị trong tự nhiên, yếu tố thần linh cũng xuất hiện trong Tang thương ngẫu lục. Điều này không còn xa lại đối với độc giả. Ta từng thấy trong Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông,

Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và

trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…. xuất hiện nhiều yếu tố ma quái. Song,

chúng ta phải thấy một điều đó là những thế lực đó không hoàn toàn xấu xa, hại người. Có khi lại trở thành yếu tố tương trợ con người trong cuộc sống. Nó thể hiện tâm lý trong cách sống của người Việt ta từ bao đời nay: “Ở hiền gặp lành”. Từ đó tạo cho con người có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn, sống có tình có nghĩa với nhau hơn.

Trong Nội đạo tràng, tác giả viết như sau: “Triều Lê khi mới trung hưng, việc binh đao vừa yên, yêu ma quỷ quái nổi lên rất nhiều, dân gian rất khổ. Tại làng An Đông, huyện Quảng Xương, có người tên là Trần Lộc làm nghề phù thủy. Một hôm đi qua núi Nưa, nhân đương ngày hè nắng dữ, ông ta ngồi nghỉ ở dưới núi, giữa một khoảng rừng cây râm, có một ông già đầu tóc bạc phơ, đứng ngó xuống, lấy nón mà vẫy. Ông ta xắn áo đi lên, giữa trưa thì lên đến đỉnh núi, phục xuống làm lễ bái yết. Ông già vỗ về: Nhà ngươi là người thành thực đôn hậu, Thượng Đế khen ngợi, sai ta trao bí quyết cho”. Hay ví như trong thiên Ma Đồng Xuân cũng vậy. Viết về ông Trần Văn Vỹ, khi đi thi Hội trọ ở phường Đồng Xuân, nhà của viên nội thần. Ông Trần từ trước đến giờ không bao giờ tin vào chuyện ma quái, ông còn nói ma quái muốn trêu thì

cứ việc trêu, ngày đêm ông vẫn ung dung đọc sách mải miết. Một đêm nọ, ông nằm mơ thấy có một người con gái đẹp đến gõ vào giường và nói: “Nhà Lê sắp mất, ông cũng không đỗ, đừng đọc sách để nạt tôi nữa”. Quả đúng như thật, năm ấy, ông Trần đi thi không đỗ. Chưa bao lâu sau, xảy ra quốc biến.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, truyền thuyết họ Hồng Bàng đã nói tới nguồn gốc dân nam ta, gắn liền với địa danh Động Đình. Các bậc tiền bối của chúng ta trước chính là tiền bối ở bên Trung Hoa, phần lớn là thần hồ Động Đình như Kinh Dương Vương, Long nữ, Lạc Long Quân… Sách Vũ trung tùy bút đã kể về ông Hoàng Bình Chính. Trong Tang thương

ngẫu lục, tác giả kể: “Ông Nguyễn Trọng Thường người làng Trung Cần,

huyện Thanh Chương (Nghệ An). Thuở nhỏ, nhờ ông ngoại, có khiếu văn chương; đến tuổi thành đồng thì theo thầy học ngoài. Một đêm, ông chiêm bao thấy một mĩ nhân đem chè, quả đến tặng rồi cùng ông trò chuyện nói cười thân mật. Từ đấy, thường đêm ông vẫn chiêm bao thấy thế. Nhưng trải mấy năm trời, giữa hai người không có chuyện gì sàm sỡ. Một đêm, mỹ nhân từ biệt để về, ông cầm tay hỏi ngày tái ngộ, thì nói: Sẽ gặp nhau ở trạm Phù Dung tại hồ Động Đình.Ông là người tài giỏi, mười sáu tuổi đỗ khoa Hương, rồi sắp thi kinh Hội, đến cửa ải Trấn Nam chân nhân nói với ông rằng: Việc thổ nạp không phải việc của nhà ngươi. Tiền trình nhà người rộng lớn, ta không phải nói nhiều. Chân nhân bèn trao cho tập số Thái ất, hẹn đến đồ Động Đình sẽ phải trả lại. Rồi ông thi đỗ làm quan. Khi đi xứ Trung Hoa, qua trạm Phù Dung ở hồ Động Đình, thấy ở vệ đường có hai cái miếu, một cái gần đổ nát. Hỏi dân ở đấy họ bảo: Cái miếu sắp đổ, thần húy là Nguyễn Trọng Thường, hương tàn khói lạnh đã mấy chục năm rồi. Còn cái miếu kia thờ bà phu nhân. Ông sực nghĩ ra, bỏ tiền nhờ người dân ở đấy làm lại. Khi đi sứ trở về, thuyền qua hồ Động Đình, ông giở cái hộp đựng tập số Thái ất ném xuống; hộp cuốn vào trong nước rồi chìm nghỉm. Đêm ngủ ở trạm Phù Dung,

lại thấy mỹ nhân đến. Sáng hôm sau, ông mất ở thuyền, sứ bộ đưa thi hài

về”(Ông Nguyễn Trọng Thường).

Cùng nằm trong truyện tiên giáng triền, hóa kiếp từ kiếp này sang kiếp khác như câu chuyện thần tiên xuất hiện trong thế giới cổ tích. Trong văn học bác học, những câu chuyện đó vẫn được ghi lại tạo sự dấp dẫn, cuốn hút cho bạn đọc trong thế giới quỷ thần hư hư thực thực đó. Tiêu biểu là câu chuyện

Thần Tông hoàng đế: “Vua Kính Tông hồi tiên triều (triều Lê) ở ngôi lâu năm

mà chưa sinh hoàng nam để lập làm Thái tử, thường phải cầu khấn trời đất quỷ thần mãi. Rồi Hoàng hậu Trịnh thị có mang. Ngày lên giường cữ, mãi chưa sinh được, lòng vua lo lắng. Chợt vua chiêm bao thấy có người báo: Hoàng tử còn ở chợ Báo Thiên, hậu cung sinh mau sao được! Tỉnh dậy, vua sai Nội giám thử ra chợ ấy dò xem. Bấy giờ, vừa tang tảng sáng, chợ vắng tanh, chưa có ai. Nội giám chỉ thấy dưới gầm phản hàng thịt, có lão ăn mày, tóc bạc phơ, tuổi chừng 81, 82, đương nằm ở mặt đất mà rên hừ hừ, ngắc ngoải chờ chết. Nội giám vội chạy về tâu. Vua lại sai ra hỏi xem. Đến sáng thì lão ăn mày chết. Giữa lúc ấy, trong cung Hoàng hậu sinh Hoàng tử. Hoàng tử lớn lên nối ngôi, tức là Thần Tông”. Đó là sự tái sinh khiến người ta càng nghĩ lại càng không thể tin đươc. Hay như thiên Thánh Tông hoàng đế: “Thái hậu có mang, chiêm bao thấy đến chỗ Thượng Đế, Thượng Đế sai một vị tiên đồng giáng thế, làm vua nước Nam, và sai một ngọc nữ xuống để sánh đôi. Tiên đồng không vâng chỉ ngay. Thượng Đế giận, ném hòn ngọc khuê, sây sát ở trán. Tiên đồng rập đầu lạy tạ, xin ban cho một người giúp việc. Thượng Đế chỉ một viên trong ban sai theo đi giúp. Viên ấy cố từ, ngài hẩy vào vai không cho từ. Bừng tỉnh giấc thì sinh vua Thánh Tông, vết ngọc khuê ở trên trán hãy còn rõ”.

Nói đến chuyện lạ, chuyện quái dị, chuyện thần tiên chúng ta còn phải kể đến nhiều câu chuyện khác được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án ghi chép rất

rõ trong Tang thương ngẫu lục như Hiển Tông hoàng đế: “Năm Ất Tỵ (1785) đời Cảnh Hưng, gặp lễ kỳ thọ thất tuần của Hiển Tông Hoàng Đế, đình thần là ông Bùi Huy Bích, ông Hồ Sĩ Đống ở trong chính phủ, bàn dâng tôn hiệu là Uyên Ý Khâm Cung Nhân Từ Đức Thọ Hoàng Đế để làm lễ trong ngày tiết Thánh thọ. Bấy giờ, việc chầu trong triều đường bỏ bễ từ lâu; nền điện cũ ở núi Nùng bỏ làm điện Kính Thiên, thờ Hiệu Thiên Thượng Đế (giời). Hậu Thổ Địa Kỳ (đất) và phụ phối đức Thái Tổ hoàng đế. Những ngày mồng một và rằm, vua ra coi chầu ở điện Cần Chính. Viện Đãi Lâu ở hai bên điện ấy nối nhau sụp đổ, cỏ mọc lên thềm, và ngập đến đầu gối, phân ngựa váy ra bừa bãi”. Hay như trong thiên Thành Đạo Tử có chép như sau: “Thành Đạo Tử lên chơi núi Thu Tinh, cầm đuốc vào trong hang soi xem, giữa chừng đuốc tắt, không biết lối nào ra. Trong hang có những tủy đá nát nhẽo như bùn, ăn thấy thơm ngon và khỏi đói. Hồi lâu thấy một cái kiệu đi qua, kẻ theo hầu rộn rịp. Đến gần xem thì người đi kiệu ấy là một người bạn học đã chết từ trước. Người ấy giật mình hỏi: Đây là nơi cửa ải của người và ma chia cách nhau, bác đến đây làm gì? Người bạn cởi áo mặc cho. Thành Đạo Tử thấy trước mắt sáng sủa, bèn theo lối trỏ mà đi ra. Về đến nhà, người nhà tưởng đã chết, để tang trở, sắp đến kỳ cũng giỗ tiểu đường”.

Hay như câu chuyện kì quái ở núi Đông Liệt: “Trong núi có bàn cờ đá, cạnh bàn cờ, có lốt bàn chân, to hơn chân người thường. Có người con gái dẫm chân vào đấy, bụng cảm thấy động, rồi có mang, sinh ra một đứa con gái. Đứa con ấy lọt lòng đã biết nói, biết quá khứ và vị lai. Tiếng đồn đến triều đình, được mời vào Kinh, hỏi việc quỷ thần. Hỏi đâu trả lời ngay đấy. Vì thấy là điều quái dị, triều đình lại cho về. Được ba tuổi thì đứa bé chết. Người ta cho là tiên, lập miếu thờ” (Núi Đông Liệt).

Thần tiên xuất hiện, với bộ dạng đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt phúc hậu giúp trừ yêu ma quỷ quái trong dân gian (Nội đạo tràng). Trong truyện Thơ

ma có ghi: “Chùa Nguyệt Đường gần chốn Hoa Dương là một nơi đô hội. Gần đây có người học trò qua chơi, thấy trên vách có đề bài thơ tứ tuyệt:

“Kỷ niên bất đáo Nguyệt đường môn, Thượng sát y y tỏa lệ ngân.

Túc thảo phần tiền thê muội hận, Hoang khâu nhất lũy táng tam hồn.” Nghĩa là:

“Đã mấy năm nay không đến chùa Nguyệt đường, Cảnh chùa còn nguyên phong ngấn lệ. Cỏ cũ trước mồ, mọc lên nỗi hờn của vợ và của em gái,

Một cánh bãi hoang chôn vùi ba cái hồn.”

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN (Trang 37 -50 )

×