Cuộc sống bi hài của dân chúng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 33 - 37)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2.Cuộc sống bi hài của dân chúng

Xã hội suy thoái lại làm cho chúng ta nhớ đến xã hội theo mẫu hình của Nho giáo đó là thời Nghiêu Thuấn. Vua lúc nào cũng chăm lo cho đời sống nhân dân. Khi có một người đói, vua cho là tại nhà vua nên dân đói, khi có một người rét vua cho là tại vua nên dân phải rét. Khi có một người phạm tội, vua cho chính là nhà vua không biết dạy dỗ dân nên dân mới sa vào vòng tội lỗi. Vua nhận trách nhiệm của mình đối với đất nước. Dân chúng rất cảm mến, yêu kính và luôn nhớ ơn vua Nghiêu, vua Thuấn. Hết lòng chăm lo hạnh phúc của nhân dân, lấy khổ sở của dân làm khổ sở của chính mình, không lo lợi ích riêng mà chỉ lo lợi ích chung của xã hội. Đó là đức tính cao quý của bậc thánh nhân.

Xã hội thời ấy, dân sống rất an nhàn và hạnh phúc trong sự thái bình, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không thù nghịch giết hại lẫn nhau vì họ đều đủ cơm ăn áo mặc và nhà ở, không lo sợ trộm cắp. Còn xã hội đương thời bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Lục đục chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới nhân dân. Thảm cảnh chiến tranh dân chúng là những người đầu tiên hứng chịu.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh chính là mối “tắc loạn” từ những người cầm quyền đất nước, sự tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Đủ để biết rằng dân tình khổ cực đến mức nào. Bằng ngòi bút tang thương của mình, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không chép chuyện đói kém, mất mùa thành một truyện riêng. Nhưng các trận đói khủng khiếp năm 1741 bắt đầu từ Hải Dương và năm 1774 xảy ra ở Thuận Hóa. Người chết đầy đồng, có một trăm đồng trong tay cũng không thể đổi được lấy một bữa ăn đến nỗi phải ăn cả chuột, rắn không thể nhắc tới. Đó là kết quả tất nhiên của việc vơ vét của cải, xây lăng tẩm, chùa chiền phục vụ cho lợi ích riêng của bọn quan lại thống trị bấy giờ. Nhưng đói kém, mất mùa không nguy bằng giặc giã.

Mượn màu sắc yếu tố hoang đường Người nông phu ở Như Kinh, Người

nông phu ở An Mô, các tác giả đã tố cáo chiến tranh, lên án tập đoàn phong

kiến Lê - Trịnh tuyển binh và đã đẩy biết bao người dân vô tội vào cuộc chiến phi nghĩa này. Với Người nông phu ở An Mô tác giả đã cho thấy rõ điều đó: “Năm ấy, ở một làng nhỏ trong huyện An Mô, có người nông phu rất nghèo khổ, phải đi ăn xin, đêm cùng với người bạn đồng hành ngủ ở cái quán trống không, bên cạnh đường cái quan. Khuya, bụng đói cồn cào, nằm trằn trọc không sao ngủ được, bấy giờ trăng sáng mờ mờ, trông thấy đằng xa quân mã kéo đi đông nghịt. Hai người nhìn nhau sợ hãi, chui xuống gầm chõng nằm, khẽ nhìn, nín hơi không dám thở mạnh”. Bởi chiến tranh đói kém mà dân tình phải di dân đi nơi khác “Chúng tôi, làng nhỏ dân nghèo. Nay sau cơn binh lửa, họ đi phiêu bạt chưa về, không lấy ai để bắt nộp được”. Nạn nhân trực tiếp gánh chịu những hậu quả do chiến tranh gây ra đó là những người dân vô tội. Bác nông phu ở An Mô bất đắc dĩ mà có tên trong sổ lính “Nhưng bác cũng lấy sự được giải thoát khỏi bể khổ làm mừng, bèn nói với người làng cho một bữa ăn uống no say để chết. Người làng cũng ưng cho. Sau đó không

bao lâu thì ốm chết. Một người nữa bị biên tên vào sổ cũng vậy”. Tất cả những người dân còn lại học cũng không chịu được sự bất công này, họ nghĩ thà chết đi còn hơn phải làm lính khổ sai.

Thái độ của nhà văn trước sự xấu xa, đê tiện này cũng rất rõ ràng, kịch liệt. Tượng già Lam ở chùa Đông được chép như sau: “Tháng quý hạ, năm Mậu Ngọ (1798), vợ chồng anh Mỗ, người làng Kim Ngưu, huyện Văn Giang, cùng nhau gánh rơm ra đồng để phủ khoai. Buổi trưa, bỗng thấy một người đàn ông to lớn, cao hơn một trượng, mặt đỏ như gấc trong một ngôi chùa giữa đồng đi ra, lôi người đàn bà vào. Mỗ vừa chạy vừa kêu. Về đến cổng làng thì người làng kéo ra rất đông, cùng Mỗ đến cái chùa ấy. Mọi người xông vào, thấy người đàn bà đang đứng dựa cột ở gian bên hữu phía trước Phật điện, mê mệt như say; còn pho tượng Già Lam thì sắc mặt bỗng biến đổi, trên tay phải còn phủ cái khăn vuông của người đàn bà. Ai nấy kinh dị, bèn đạp đổ pho tượng, phá hủy đi”. Khó có thể hình dung được xã hội lại ô trọc đến vậy. Phật điện là nơi hành lạc. linh thiêng, làm cho sắc mặt của tượng già Lam cũng biến đổi. Quả thật, ngòi bút miêu tả của tác giả đúng là thiên tài. Đúng là:

“Phong trần đến cả sơn khê, Tang thương đến cả cây kia cỏ này.”

“Đời suy thói tệ” làm cho ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án không thể khuôn hẹp vào một vài câu chuyện trong nhân gian, đâu đâu cũng là muôn vàn sự thê thảm. Có thể vì thế mà họ đặt tên cho cuốn sách của mình “Tang thương” - âu cũng là vì lẽ đó. Thiên ghi chép về Người nông phu ở

Như Kinh đã minh chứng rõ cho điều đó. “Một bác nông phu, người làng Như

Kinh, đi ra đồng kiếm củi, gặp một đám đại quân tiến đến, bèn đặt gánh xuống, đứng tránh ra. Người lính đi đầu, quấn khăn đỏ, tay cầm gươm, chính là người quen cũ. Thấy bác, người ấy rất mừng, trật khăn ở trên đầu mình đội

cho bác rồi rủ vào hang cơm, uống rượu chả nướng. Chẳng thấy chủ hàng hỏi gì cả. Bấy giờ, đương hồi đói khát, bác nông phu được bữa thết, ăn uống thật no say. Chẳng mấy chốc, đạo trung quân đến; xe ngựa kéo qua đông nghìn nghịt và đi rất gấp. Người lính vội đứng dậy, giật lấy cái khăn rồi đi ra. Bác nông phu ngồi trơ ra đấy. Chủ hàng và khách ăn đều giật mình. Họ bắt giữ lại vì cho là ma”.

Chẳng thể làm ngơ trước sự đời thê thảm, ngòi bút của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án dần dần được độc giả đi hết từ lĩnh vực này tới lĩnh vực khác. Thế giới con người trước sự phân tích của tác giả đang “biến dạng” một cách nghiêm trọng và vô cùng tàn nhẫn. Những câu nói của Phạm Đình Hổ như hằn lên nỗi nhức nhối nhân tình: “Năm Kỷ Dậu (1789), binh lửa vừa yên, bệnh dịch nổi lên dữ dội. Người ta thường trông thấy ma, giữa ban ngày, tiếng kêu rên xen lẫn tiếng khóc” (Người nông phu ở Như Kinh).

Qua ngòi bút của các tác giả giúp bạn đọc thấy được sự khổ cực vô cùng trong đời sống của nhân dân. Chế độ thi cử bị thay đổi dưới tay nhà chúa, nhân dân hoang mang dấn đến cuộc sống đảo lộn. Giá trị con người bị hạ thấp thậm chí còn bị hủy hoại, văn hóa truyền thống dân tộc bị coi khinh… “Năm Ất Tỵ (1785), lính canh cửa chùa đêm nghe có tiếng lát chát và tiếng y ỷ tựa như ai khóc lóc rất thê thảm. Lắng nghe thì tiếng ấy phát ra từ trên bờ hồ, lúc không lúc có. Sáng hôm sau, ra xem chỗ ấy, thấy nước mắt của trâu còn ướt, mà mặt cỏ đều bị xéo nát, hình như chúng nó đã chọi húc nhau. Lính canh sợ hãi, bẩm báo vào triều. Triều đình sai thợ đá đập vỡ cả trâu lẫn hươu vất vào lò lửa. Chùa nay đã triệt bỏ, khói mờ cỏ rậm phất phơ trong ngọn gió thu, muốn tìm thấy một hòn ngói vụn, một viên gạch tàn cũng không thể được. Trờ đời thịnh suy thay đổi, buồn biết chừng nào!” (Chùa Tiên Tích).

Có thể thấy, xã hội thời Lê mạt không khác gì vực thẳm của sự suy thoái, nhân dân như bị nhấn sâu dưới lớp bùn lầy của bọn vua quan thống trị mà

không thể ngoi đầu lên được. Qua đó, tác giả cũng lên án, tố cáo xã hội đương thời đã làm cho cuộc sống của nhân dân rơi vào thảm cảnh “sống không bằng chết”, bi đát vô cùng. Và cũng qua đó, thể hiện sự cảm thông đối với những người dân vô tội. Chính hoàn cảnh xã hội đã đẩy họ vào cuộc sống bi hài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong tang thương ngẫu lục của phạm đình hổ và nguyễn án (Trang 33 - 37)