Tổ chức xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật chống bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu (Trang 29 - 30)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp từ phía nhà nước

3.1.2.Tổ chức xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật chống bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm

toàn thực phẩm

Hoa Kì là một nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ, phức tạp nhất, bên cạnh đó còn có hệ thống luật pháp của các bang riêng lẻ. Vì vậy quan hệ thương mại thường xuyên phải gắn với tư vấn pháp lý, đặc biệt trong thời gian qua có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kì không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kì hoặc bị kiện bán phá giá, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, để duy trì và phát triển mối quan hệ thương mại trên lĩnh vực thủy sản với Hoa Kì, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nước, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện luật chống bán phá giá, luật vệ sinh an toàn thực phẩm, luật sở hữu trí tuệ...Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

Tổ chức hoàn thiện và tăng cường năng lực tổ chức, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương. Phát triển các hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sản phảm theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tổ chức xây dựng và đưa vào thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Do vậy, trước mắt cần thực hiện mã hóa các vùng nuôi để việc truy xuất nguồn gốc có thể tiến hành một cách thuận lợi. Tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp chế biến trong khâu kiểm soát dư lượng kháng sinh và hóa chất trong nguyên liệu để có những giải pháp kịp thời, tránh tình trạng sản xuất ra những sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

Đẩy mạnh hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển một cách có hiệu quả hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại có trong sản phẩm thủy sản và kiểm soát an toàn vệ sinh khu vực nuôi trồng thủy sản. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm ngăn chặn việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.

Thêm vào đó, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động tuân thủ hiệp định thương mại giữa hai quốc gia.

Một phần của tài liệu các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu (Trang 29 - 30)