ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp từ phía nhà nước
3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Đầu tư về khoa học công nghệ đổi mới quy trình sản xuất để có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Để đạt được những tiêu chuẩn kĩ thuật mà thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng đặt ra chúng ta không còn cách nào khác là tìm cách đáp ứng những đòi hỏi của thị trường đó. Để đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật chúng ta cần phải đầu tư về công nghệ đổi mới quy trình sản xuất đây chính là điều kiện tiên quyết để có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Và để có được những quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam chúng ta có thể:
+ Tiến hành chuyển giao công nghệ của các quốc gia đối với các thiết bị máy móc phục vụ cho ngành thuỷ sản đặc biệt là thiết bị khai thác, công nghệ chế biến bảo quản các sản phẩm xuất khẩu.
+ Đầu tư vốn, nguồn lực để nghiên cứu phát triển công nghệ có thể đáp ứng yêu cầu của thực tế đặt ra để có công nghệ thích hợp.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ là phải tuân thủ các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Do vậy để thuỷ sản Việt Nam có mặt và kinh doanh trên thị trường Mỹ thì thuỷ sản của Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn này. Chúng ta cần xây dựng tiêu chuẩn HACCP phù hợp với tiêu chuẩn và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn này để đảm bảo điều kiện xuất khẩu hàng vào thị trường Mỹ. Thực hiện các quy định, tiêu chuẩn của bộ ngành: Đây là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, chỉ có thực hiện tốt các quy định tiêu chuẩn của bộ ngành thì các sản phẩm của các doanh nghiệp mới đạt được chất lượng cao, vượt qua những quy định của bộ ngành thì doanh nghiệp mới có cơ hội thành công trên thị trường quốc tế đặc biệt với thị trường khó tính và phức tạp như thị trường Mỹ.
- Cập nhật thông tin về thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Trong nền kinh tề thị trường doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin liên tục để nhận thấy được sự thay đổi của thị trường. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản nên lập trang WEB riêng cho mình để giới
thiệu về doanh nghiệp sản phẩm đồng thời có thể lập diễn dàn của ngành hay lĩnh vực của mình kinh doanh để trao đổi thông tin hoặc thương lượng đàm phán nua bán trên internet.
- Tìm hiểu và tuân thủ luật pháp của các quốc gia khi thâm nhập vào thị trường đó để tránh các rủi ro đáng tiếc cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cập nhật những thông tin về sự thay đổi luật pháp chính sách qua các nguồn thông tin đại chúng.
- Hiện nay hiểu rõ môi trường kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp để kinh doanh theo đúng luật pháp của nước sở tại doanh nghiệp nên thuê các tổ chức công ty luật luật sư có uy tín chất lượng tư vấn hướng dẫn các hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra doanh nghiệp có thể thành lập một phong ban riêng để tư vấn luật pháp giải quyết nhưng vướng mắc của mình.
- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường. Thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính, đòi hỏi khắt khe về yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn kĩ thuật do vậy để thành công chính vì vậy chúng ta cần quan tâm đảm bảo chất lượng từ khâu nuôi trồng đánh bắt, ngay từ khi nuôi trồng cần đặt ra tiêu chuẩn dư lượng hoá chất chất kháng sinh tối đa được phép sử dụng cần lập nhật kí bảng biểu theo đõi quá trình nuôi trồng sản phẩm xem xét lượng chất kháng sinh sử dụng. Đối với chế biến thuỷ sản cần đảm bảo vệ sinh môi trường chế biến, các doanh nghiệp cần lập tổ kiểm tra điều kiện vệ sinh các xưởng sản xuất nên dành ra một quỹ nhỏ để đầu tư cho vấn đề vệ sinh xưởng phân xưởng chế biến. Sau mỗi giai đoạn chế biến cần kiểm tra về chất lượng vệ sinh an toàn thuỷ sản để có thể khắc phục những sai sót ngay từ giai đoạn ban đầu.
- Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất chế biến đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm môi trường, từ đó giảm giá thành sản xuất, mặt khác nâng cao chất lượng để đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đa quốc gia, các thành phần kinh tế.