Giải pháp từ phía hiệp hộ

Một phần của tài liệu các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu (Trang 34 - 36)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp từ phía nhà nước

3.3. Giải pháp từ phía hiệp hộ

Thứ nhất, phát triển thương hiệu gắn với hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm

+ Phối hợp với Bộ Thủy Sản và các Bộ ngành liên quan tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên trong hoạt động xây dựng, phát triển đăng ký thương hiệu, kết hợp với các giải pháp đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm và xúc tiến thương mại tạo điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh cho từng doanh nghiệp và của cả ngành

+ Tổ chức phối hợp các doanh nghiệp, đại lý, các nhà cung cấp thức ăn, thuốc chữa bệnh, ngư dân nuôi trồng các sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh lớn như tôm nuôi sạch, tôm sinh thái, cá tra sinh thái…Thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm phát động các doanh nghiệp thành viên tham gia chương trình “Hàng thủy sản Việt Nam chất lượng quốc tế”, tiến hành tổ chức xây dựng đăng kí bảo hộ cho các thương hiệu quốc gia gắn với hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và tổ chức bảo hộ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí và giá thành

+ Hiệp hội phải thường xuyên tập hợp ý kiến của hội viên để thay mặt cho các doanh nghiệp đưa ra những kiến nghị kịp thời với chính phủ, từ đó đề xuất để có được những chính sách cụ thể nhằm mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành trong mọi khâu của quá trình sản xuất.

+ Hiệp hội cần tổ chức phối hợp các hội viên với nhau để đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ như vận tải, kho lạnh, chứng nhận…để giảm chi phí sản xuất nâng cao lợi ích cho mọi doanh nghiệp.

+ Hiệp hội nên phối hợp với các đối tác EU và Hoa Kỳ xây dựng và triển khai phòng kiểm nghiệm của EU và FDA tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm hàng xuất khẩu và phòng tránh các trường hợp hàng bị trả về.

Thứ ba, tạo dựng hình ảnh chung về ngành thủy sản Việt Nam

+ Phối hợp với Bộ Thủy sản và Bộ Công Thương tận dụng triệt để và có hiệu quả các dự án quốc tế, xây dựng chiến lược thâm nhập các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp hội viên.

+ Hiệp hội cần chủ động phối hợp với các đối tượng trên từng thị trường trọng điểm để tiến hành các hoạt động đa dạng, tiếp thị đến người tiêu dùng.

+ Hiệp hội cần thay đổi phương thức tổ chức hoạt động tham gia hoạt động hội chợ quốc tế, phối hợp các nguồn lực xây dựng gian hàng quốc gia mang nét đặc trưng của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp.

Thứ tư, ngăn ngừa tránh chấp thương mại và nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp

+ Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp về các kiến thức phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại.

+ Hiệp hội cần chủ động phối hợp các cơ quan nhà nước xây dựng mạng lưới thu thập thông tin và cảnh báo sớm về các tranh chấp thương mại có thể xảy ra, xây dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn.

Thứ năm, tổ chức nhiều phương thức quản lý cộng đồng

+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm

+ Hiệp hội chủ động đứng ra đàm phán với các nàh cung cấp thức ăn, thuốc trị bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ thủy sản.

Thứ sáu, nghiêm túc trên sân chơi quốc tế

Mỗi doanh nghiệp phải ý thức được tính cạnh tranh bình đẳng khi tham gia vào thị trường quốc tế và phải tuân thủ nghiêm túc các quy định đó. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần phải nắm vững nguyên tắc kinh doanh tìm hiểu rõ về thị trường.

Thứ bảy, thành lập hiệp hội liên minh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trên cùng một thị trường Kinh doanh ở thị trường nước ngoài

Các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn về sự khác biệt văn hoá, chính trị và ảnh hưởng khác từ môi trường kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp có thể liên minh với nhau để giúp đỡ nhau đối phó với những khó khăn của môi trường kinh doanh khi kinh doanh ở thị trường đặc biệt như thị trường Mỹ.

KẾT LUẬN

Có thể nói bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, xây dựng sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì rào cản kỹ thuật luôn là một vấn đề khó giải quyết đối với các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, đây cũng chính là một nguyên nhân lớn gây cản trờ cho việc xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là đến các nước phát triển như Mỹ.

Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường, nhu cầu khách hàng cũng như giải pháp để vượt qua hàng rào kỹ thuật này nhằm xuất khẩu được nhiều hàng hóa Việt Nam hơn, qua đó góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu các rào cản kĩ thuật của Mỹ đối với mặt hàng thủy hải sản Việt Nam xuất khẩu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w