đến Việt Nam
3.1. Một số giải pháp từ phía Chính phủ (cơ quan liên quan chủ yếu là Bộ CôngThương) Thương)
• Nghiêm túc chỉ đạo, triển khai, thực hiện các quy định của WTO và các cam kết quốc tế, luật An ninh mang, luật đầu tư, luật quản lý ngoại thương để đảm bảo hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước minh bạch, rõ ràng.
• Chủ động đưa ra các biện pháp để bảo vệ hàng hóa trong nước cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ nước ngoài. Áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, sử dụng các biện pháp giải quyết và kiểm soát chất lượng hàng hóa, nhằm ngăn chặn ngay tại các cửa khẩu, hải quan; Nghiên cứu kỹ các hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam để đề phòng trường hợp do xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế, nước này sẽ chuyển hàng sang Việt Nam, từ đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ với nhãn mác là hàng từ Việt Nam…
• Nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống cảnh báo sớm các vụ điều tra chống bán phá giá có thể phát sinh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam (đối với 10 thị trường xuất khẩu với khoảng 20 ngành hàng) cũng như cung cấp các số liệu thống kê xuất nhập khẩu, thông tin về thị trường nhập khẩu và giá... Bộ Công Thương cũng thường xuyên đăng tải bài viết cảnh báo về khả năng phát sinh các vụ điều tra mới, hoặc khả năng bị áp thuế (sau khi đã bị áp dụng biện pháp tạm thời) trên cơ sơ theo dõi tình hình nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam vào một số thị trường.
• Xây dựng cơ chế giám sát tình hình xuất nhập khẩu một số mặt hàng có độ rủi ro cao bị điều tra chống lẩn tránh thuế và chống bán phá giá. Khi phát hiện có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh, Bộ Công Thương phối hợp với Tổng Cục Hải quan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin, số liệu về xuất nhập khẩu và thông tin doanh nghiệp từ đó giám sát chặt chẽ.
• Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, các hiệp hội ngành hàng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ứng phó với các vụ điều tra PVTM.
• Tích cực, chủ động tư vấn cho các doanh nghiệp có nguyện vọng sử dụng công cụ Phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi có những dấu hiệu theo quy định pháp luật.
• Tiếp tục giữ vững được các thị trường truyền thống như EU, Đông Âu; khai thác những lĩnh vực còn khả năng phát triển. Chủ động xúc tiến thương mại sang các thị trường mới nổi khác cũng là các biện pháp nên được quan tâm nhằm đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, hoặc tạo nên thị trường thay thế cho các biến động thương mại lớn để có thể đảm bảo mục tiêu xuất nhập khẩu ổn định, giảm thiểu tối đã ảnh hưởng tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
• Tiếp tục có những chính sách tốt tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh và đầu tư bởi với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có thể thay thế vai trò sản xuất của Trung Quốc cho các tập đoàn đa quốc gia muốn hướng tới tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Mỹ; Tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, tranh thủ thời cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam...
3.2. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần đồng hành cùng Nhà nước trong quá trình đối phó với những biến động xấu đến từ cuộc chiến.
• Tăng cường cập nhật danh mục hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như động thái tỷ giá của đồng USD và NDT, để kịp thời có những phản ứng phù hợp. DN cần tìm hiểu sâu hơn những quy định mới của Mỹ, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế, để đa dạng hóa xuất khẩu vào Mỹ.
• Tích cực khai thác những lợi ích từ các FTA đã ký kết, trong đó có nhiều thị trường quan trọng, có thể bù đắp vào phần giảm sút, do chiến tranh thương mại gây nên...
• Tăng cường chất lượng hàng hóa, đa dạng về hình thức, mẫu mã, với giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh của các DN sản xuất trong nước và đối với các DN xuất khẩu; Định hướng nâng cao chiến lược xuất nhập khẩu của mình theo hướng bền vững, trong đó tăng trưởng xuất khẩu cả về chiều rộng và chiều sâu.
Kết luận
Qua việc phân tích nhưng vấn đề nổi cộm trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, chúng ta có thể thấy được những tác động to lớn của cuộc chiến tranh này đối với nền kinh tế nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Về cơ bản, Việt Nam
trong ngắn hạn sẽ được hưởng một số thuận lợi. Tuy nhiên, trong dài hạn sẽ không tránh được những rủi ro trên cả vấn đề kinh tế lẫn môi trường.
Nhìn chung, tùy thuộc vào những động thái tiếp theo của hai bên và phản ứng của các quốc gia khác mà những tác động trong tương lai đến Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng. Với Việt Nam, có thể xuất hiện những thị trường đột nhiên bỏ trống khi Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau, tạo cơ hội cạnh tranh mới cho hàng hóa Việt Nam. Nhưng đó cũng có thể là những dòng thương mại của Mỹ và Trung Quốc dịch chuyển sang các thị trường thay thế, khiến cạnh tranh phức tạp hơn trên thị trường xuất nhập khẩu khác của Việt Nam.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã có những đàm phán, thương lượng để tìm ra những thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, nhiều chuyên gia nhận định rằng cuộc chiến tranh này vẫn chưa thể kết thúc trong một khoảng thời gian nữa. Trước những cơ hội và thách thức do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung gây ra, mà tác động trực tiếp là các vấn đề thâm hụt thương mại, cưỡng chế chuyển gia công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, an ninh mạng và kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những biện pháp hợp lý để tận dụng được những cơ hội, đối mặt với những thách thức để đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng vẫn đảm bảo được các vấn đề môi trường và an ninh quốc gia.