Ảnh hưởng của kế hoạch “Made in China 2025” đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi cộm của CTTM mỹ trung và ảnh hưởng đến việt nam (Trang 33 - 36)

Giữa cuộc chiến áp thuế trừng phạt của Mỹ và áp thuế trả đũa của Trung quốc, Việt Nam được nhiều chuyên gia và tờ báo trên thế giới đánh giá là nước

hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến này, ở ngắn hạn. Về lâu về dài, luôn luôn có tổn thất và thiệt hại cùng rủi ro đi kèm sự hưởng lợi chóng vánh của Việt Nam.

Việt Nam bắt đầu từ năm 2017, có thặng dư thương mại cán mốc 400 tỉ dollar với các nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất gồm có thiết bị điện tử, máy móc và bộ phận máy, điện thoại linh phụ kiện,...Nguyên nhân có thể kể đến do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong đó mục tiêu của Trump đánh thuế lên hàng công nghệ Trung quốc là chủ yếu khiến hàng hóa Trung quốc có giá cao hơn, sức cạnh tranh kém hơn hàng hóa đến từ đối thủ cạnh tranh trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tăng xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ có thể khiến Mỹ để ý tới thâm hụt thương mại với Việt Nam và rất có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt, do sau cùng thì dù các biện pháp thuế đó có áp lên Trung quốc nhằm cản trở kế hoạch Made in China 2025 hay không thì ông Trump áp thuế lên hàng Trung quốc cũng là để giải quyết thâm hụt thương mại lên tới 400 tỉ đô, cái thể hiện sự thất bại trong các chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ.

Việt Nam đang là điểm đến thu hút vốn FDI nước ngoài thay thế dòng vốn đổ vào Trung quốc nhờ lao động giá rẻ, độ mở cửa kinh tế, các hiệp ước FTA song phương và đa phương nhằm tạo thuận lợi thương mại. Tuy nhiên việc ồ ạt mở của nhà máy có vốn FDI nước ngoài đã đưa Việt Nam lên thành một quốc gia thu nhập trung bình thấp, nhưng lại có và đang là nguy cơ bẫy Việt Nam vào cái bẫy thu nhập trung bình- thuật ngữ chỉ khi một quốc gia đạt đến một mức độ phát triển mà lương công nhân tăng lên khiến hàng hóa quốc gia đó ít có sức cạnh tranh với nước có lao động gia rẻ hơn hoặc nước có nền sản xuất hiện đại máy móc hơn và có tính kinh tế theo quy mô– thứ mà Trung quốc đang áp dụng kế hoạch Made in China 2025 – tập trung vào giáo dục, công nghệ cao, phát triển khoa học kĩ thuật vào sản xuất hàng hóa chất lượng cao - để thoát ra. Thêm vào đó, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam này phần nhiều đến từ Trung quốc, nên nguy cơ hàng Trung quốc đội lốt Made in Vietnam để xuất khẩu vào Mỹ hay các thị trường miễn thuế hoặc có ưu

đãi thuế cho hàng hóa của quốc gia đang phát triển tăng lên, đi cùng với việc các công ty Trung quốc hưởng lợi từ các thỏa thuận FTA của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới nhờ đầu tư và vận hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Do Trung quốc đang tiến hành đổi mới công nghệ trong sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại hơn nên việc không thể tránh khỏi là đẩy các dây chuyền sản xuất cũ, lạc hậu sang cho các quốc gia khác. Việc Việt Nam là quốc gia lân cận đang đi sau Trung quốc và vẫn đang loay hoay trong nền sản xuất gia công và chưa thoát khỏi mức thu nhập trung bình cùng mong muốn mua đồ rẻ, cùng với các hiệp định Asian – China Free Trade Area với việc Việt Nam cắt giảm thuế cho Trung quốc tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 thúc đẩy và tạo điều kiện dễ dàng hơn để Trung quốc chuyển các công nghệ cũ, gây hại môi trường. Trong khi Trung quốc đã và đang đóng của hơn 600 nhà máy nhiệt điện chạy than thì Việt Nam có dự tính mở ra thêm các nhà máy này trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tính đến năm 2017, Việt Nam có 20 nhà máy nhiệt điện, riêng Đồng bằng sông Cửu long đã có tới 10 nhà máy nhiệt điện do Trung quốc đầu tư.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nổi cộm của CTTM mỹ trung và ảnh hưởng đến việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w