10 lĩnh vực mà Trung quốc tập trung phát triển trong kế hoạch Made in China 2025 này gồm công nghệ thông tin (AI), robotics, năng lượng và phương tiện xanh, thiết bị hàng không, kỹ thuật hải dương, thiết bị đường sắt tối tân, thiết bị năng lượng tiên tiến, vật liệu mới, thiệt bị và dụng cụ y tế và máy nông nghiệp. Trong đó, cải tiến kĩ thuật chất lượng và sự đổi mới sáng tạo luôn được chú trọng đặc biệt. Mục tiêu của Trung quốc là thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước ngoài và thúc đẩy các nhà sản xuất công nghệ cao của Trung quốc trên thị trường toàn cầu. Sản phẩm bóng bán dẫn được chú trọng đặc biệt khi mà 60% nhu cầu thế giới xuất phát
từ Trung quốc nhưng quốc gia này chỉ sản xuất được 13% lượng cung, thêm nữa hầu hết các mục tiêu phát triển trong kế hoạch Made in China 2025 liên quan tới thiết bị điện tử. Trước năm 2025, Trung quốc đặt mục tiêu tự chủ 70% trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao trong thiết bị hàng không và thiết bị liên lạc, và tới năm 2049 - tròn 100 năm ngày ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - sẽ thống trị ngành công nghiệp công nghệ cao của thế giới.
Hình 14: 10 lĩnh vực chính của kế hoạch Made in China 2025 2.4.3. Cách thức thực hiện
Để đạt được mục tiêu trên, chính phủ Trung quốc, qua cả biện pháp chính thức công khai hoặc phía sau dư luận, thúc đẩy doanh nghiệp nước mình dù làm ăn ở đâu cũng luôn luôn đặt lợi ích và mục tiêu của kế hoạch Made in China 2025 lên hàng ưu tiên: tiếp nhận công nghệ, bằng sáng chế...Chính phủ nước này cũng cung cấp các gói trợ cấp lên tới hàng tỉ dollar cho doanh nghiệp trong nước cùng các gói cho vay lãi suất thấp, quỹ nhà nước...Dù được lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng 4.0 của Đức nhưng các khoản trợ cấp của Đức kém gấp nhiều lần so với Trung quốc đang làm. Tiếp theo, Trung Quốc khuyến khích các hoạt động đầu tư và sát nhập
công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vưc sản xuất bóng bán dẫn và công nghệ cao. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc tuy đã được cải cách và giảm bớt vai trò của nhà nước từ trước những năm 90 nhưng chính phủ Trung Quốc hiện nay vẫn đứng đằng sau nhiều doanh nghiệp và các SEOS (state-owned enterprises), ước tính các công ty tài trợ bởi chính phủ chiếm tới một phần ba GDP cả nước, trong đó có các ông lớn như Huawei hay ZTE dù vận hành tư nhân nhưng vẫn được hỗ trợ bởi chính phủ Trung quốc. Tiếp theo không thể không kể đến các thỏa thuận ép buộc chuyển giao công nghệ: các công ty nước ngoài muốn đầu tư và gia nhập chiếm lĩnh một phần thị trường tỉ dân thì luôn bị buộc đồng ý chuyển giao các sở hữu trí tuệ nhạy cảm và cách vận hành công nghệ cho công ty Trung quốc. (James McBride and Andrew Chatzky)