Đối với Cơ quan quản lí Nhà nước

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 33 - 37)

Bài học đầu tiên, Bộ Thương mại Việt Nam đã gấp rút hoàn chỉnh Pháp lệnh Chống bán phá giá với hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là văn bản đầu tiên quy định cách thức bảo hộ hợp pháp ngành sản xuất trong nước mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Biện pháp này nhằm phòng ngừa các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam đồng thời ngăn chặn một vài doanh nghiệp trong nước tự phá giá, tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng, gây ảnh hưởng đến cả một ngành sản xuất, kinh doanh thậm chí làm mất một thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình vận động cộng đồng quốc tế công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Bởi chừng nào chưa được công nhận, các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ còn gặp rất nhiều bất lợi khi nước khởi kiện sẽ chọn một nước thứ ba làm cơ sở so sánh về giá, dẫn đến không những nhiều lợi thế của ta không được công nhận, mà biên độ phá giá còn có thể bị đẩy lên rất cao.

Tích cực tuyên truyền về luật pháp các nước đối tác, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp để họ am hiểu hơn về môi trường kinh doanh quốc tế. Qua vụ kiện vừa rồi, khâu cuối cùng (cũng là khâu căn bản quyết định sự thành công trong việc xuất khẩu) là những người nuôi trồng, chế biến rất thiếu thông tin. Từ sự thiếu thông tin này có thể dẫn đến một số sơ xuất kỹ thuật không đáng có, để phía bên nguyên đơn vịn cớ bắt bẻ mình.

Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề “tư duy thị trường”, tức là phải tạo được sự gặp nhau giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Chính phủ cần phải làm cho nông dân, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng kinh doanh trên thương trường Mỹ là phải chịu sự

cạnh tranh rất gay gắt, cạnh tranh bán phá giá là một biện pháp khốc liệt nhất, nhằm loại bỏ những đối thủ không công sức. Và việc các doanh nghiệp giảm giá các sản phẩm của mình (do được lợi từ sự tự phá giá nguyên liệu của nông dân trong nước) nhằm thu được lợi nhuận nhất thời trên thị trường Mỹ sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất đi cơ hội kinh doanh và tự loại bỏ chính mình.

Tiếp đó, Chính phủ cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên về bán phá giá để tư vấn cho doanh nghiệp và hỗ trợ cho Chính phủ khi xảy ra những vụ kiện tương tự.

Tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển xuất khẩu. Trước khi xảy ra vụ kiện vai trò của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tỏ ra mờ nhạt trong hoạt động kinh doanh chế biến cũng như xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp. VASEP không thể ép buộc các doanh nghiệp vì đây chỉ là một tổ chức tự nguyện. Trước tình hình này Chính phủ nên có biện pháp như yêu cầu việc tham gia hiệp hội ngành nghề sẽ trở thành quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh hoặc cho các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội được hưởng nhiều ưu đãi hơn về thuế, dịch vụ công cộng…để cho các doanh nghiệp thấy rằng vào hiệp hội không chỉ là để bán được hàng mà phải cùng nhau lo sao cho sản phẩm có nhãn hiệu, có tiêu chuẩn quốc tế, cùng nhau duy trì để phát triển nghề của mình

Chính phủ cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi có các vụ kiện xảy ra. Những người nông dân Việt Nam chỉ là chủ của những bè cá nhỏ dọc bờ sông Mêkông. Khi theo kiện họ sẽ chịu những tốn phí không nhỏ. Nhà nước đến lúc đó sẽ không thể hỗ trợ họ trong các vụ kiện nếu không có các quỹ hỗ trợ tài chính.

KẾT LUẬN

Bán phá giá và chống bán phá giá là một trong các vấn đề “nóng” trong thương mại quốc tế hiện đại. Với đặc điểm là nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, các doanh nghiệp Thuỷ sản của Việt Nam cũng bị cuốn vào làn sóng chung của các hoạt động liên quan đến vấn đề bán phá giá trên thế giới. Trong bối cảnh đó, nhu cầu đặt ra là Việt Nam cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại nói chung và pháp luật về chống bán phá giá nói riêng, trên cơ sở kết hợp hài hoà với các quy định và thực tiễn của thế giới.

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đang bước vào sân chơi rộng lớn. Để không bị tác động tiêu cực từ vấn đề chống bán phá giá, các doanh nghiệp Thuỷ sản nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần sớm tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng, làm quen với các thủ tục và tiến trình khiếu kiện trong vấn đề bán phá giá, đồng thời có đủ kiến thức và kĩ năng để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trước làn sóng hàng ngoại tràn vào. Các doanh nghiệp cũng nên hợp tác và đoàn kết với nhau trước thị trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập Kinh tế học quốc tế - TS.Phạm Minh Anh, TS.Nguyễn Thị Ngọc Loan 2. http://chongbanphagia.vn/Modules/News/Uploaded/39/2019061014434797tom-tat-vu- kien-tom.pdf?fbclid=IwAR1aRNq4RtBd6q-YwGBfIRQylWBb1WA- Pm8gK0GK5ixVtWALt3n7AFzl9V8 3. https://www.academia.edu/9666624/xu%E1%BA%A5t_kh%E1%BA%A9u_th%E1%BB %A7y_s%E1%BA%A3n_VN_sang_M%E1%BB%B9? auto=download&fbclid=IwAR3F2f8Oie9pB8HyA8pLu7LVUlBEZgue6OXbUqVST2gzd EkgjtFtkKqe7S4 4. http://www.trungtamwto.vn/wto/35-tom-tat-cac-vu-tranh-chap/6? fbclid=IwAR32UuT3G4X75ZdvF0Z5gOY2UyME4cnBbKQJqm5MF9CI6LwEFSXa0Ox rZEk 5. http://chongbanphagia.vn/vu-kien-chong-ban-pha-gia-ca-tra-basa-bo-thuong-mai-my- thua-nhan-sai-sot-n504.html 6. https://vnexpress.net/kinh-doanh/buoc-di-cua-phia-my-trong-vu-kien-ca-basa- 2669327.html?vn_source=Topic&vn_campaign=Stream&vn_medium=Item- 120&vn_term=Desktop&vn_thumb=0 7. http://vias.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/Tintucsukien/View_Detail.aspx? ItemID=120&fbclid=IwAR2vAzaD6mgRk0UtpHv6hn4RPbQapIGdQ0SbnpjxAUnSUTI QwYRI7HDjh4w 8. https://bizlive.vn/hang-hoa/my-ap-thue-chong-ban-pha-gia-0-voi-tom-viet-nam- 3517952.html? fbclid=IwAR1y7lyo0wqiQ01SI_9qj6sDFIufmeg3Yu7_uty0jL5Ly7ntGzrksjtv-VI 9. http://123doc.org/document/237717-vu-kien-ban-pha-gia-ca-tra-basa-va-tom.htm? fbclid=IwAR0DgZE98IIV8AHzVL3Xpo3CsRhyxKd0ivGYSF5lOs6zgE8U9oR5Cg3shD 4

Một phần của tài liệu Chính sách chống bán phá giá của hoa kỳ đối với mặt hàng thủy sản của việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w