III. Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam tại thị trường Mĩ
3. Cách tiến hành vụ kiện:
- Ngày 09/08/2002, USITC(Ủy ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ) mở ra một cuộc họp, cả năm thành viên tham dự bỏ phiếu điều thống nhất kết luận: “ Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, USITC thấy ngành nuôi cá catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá da trơn phile đông lạnh của Việt Nam”. Kết quả này sẽ được USITC công bố vào ngày 12/08. Sau đó vụ kiện sẽ được chuyển sang Bộ Thương mại Mỹ tiến hành điều tra xem các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ có bán phá giá hay không. Kết luận cuối cùng sẽ được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra sớm nhất vào ngày 5/12/2002.
-Lịch trình tiến hành vụ kiện của Mỹ:
Công việc Thời gian
CFA đệ đơn kiện 28/06/2002
USITC đưa ra kết luận sơ bộ và Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu điều tra
xem Việt Nam có bán phá giá cá da trơn phile đông lạnh vào thị trường Mỹ hay không*
12/08/2002
Bộ Thương mại Mỹ kết thúc cuộc điều tra** 05/12/2002 Kết luận về cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ** 18/02/2003
Kết luận cuối cùng về vụ kiện** 04/04/2003
Ra bản án*** 15/04/2003
* Nếu USITC đưa ra kết luận sơ bộ là không đe dọa và không gây hại đến ngành nuôi catfish trong nước thì vụ kiện sẽ dừng ở đây.
*** Việc này chỉ xảy ra khi có kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại.
- Mĩ tiến hành kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và ba sa là dựa trên số liệu thống kê cơ bản về chi phí sản phẩm xuất khẩu. Theo Mĩ giá trị hợp lý là: 4,19USD/pound, trong khi giá xuất khaair là 1,44USD/pound. Như vậy, mức độ bán phá giá lag 190.2%.
- 27/1/2003, DOC ra phán quyết các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá và đề nghị mức thuế đối với cá tra, ba sa nhập vào Mĩ là 37,94% - 63,88%.
- 27/2/2003, USDOC sửa mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tên công ty Mức trước đây Mức sau khi sửa
Agifish 61,88% 31,45%
Cataco 41,06% 41,06%
Vinh Hoan 37,94% 37,94%
Navico 53,96% 38,09%
Các công ty khác có tham gia vụ kiện
49,16% 36,76%
Các công ty không tham gia vụ kiện
63,88% 63,88%
Quyết định bước đầu của bộ Thương mại Mĩ:
- Ngày 24/07/2003, USITC đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện . Theo đó, cơ quan này khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra và basa vào thị trường Mỹ thấp thấp hơn giá thành, gây tổn hại đến ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36,84 đến 63,88%.
- Cả 4 thành viên USITC dự họp điều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của Bộ Thương mại Mỹ và khẳng định: các bằng chứng về việc cá phile đông lạnh của Việt Nam được bán phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt từ các doanh nghiệp thủy sản Việt nam, nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ. Quyết định của USITC đã chấm dức tranh cãi liên quan đến vụ kiện bán phá giá cá tra và basa. Ngày 6/8, sau khi cơ quan này ra văn bản chính thức gửi lên Bộ Thương mại Mỹ, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ có hiệu lực.
Những phản đối của Việt Nam:
- Không chấp nhận trước phán quyết của Bộ thương mại Mỹ, Việt Nam tiếp tục tìm cách
chứng minh Việt Nam không bán phá giá cá tra và basa vào thị trường Mỹ, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Vasep cho biết: “Sau khi lấy ý kiến các thành viên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam điề nhất trí theo đuổi vụ kiện”. Ngay sau khi DOC ban hành lệnh áp thuế, VASEP sẽ gửi đơn kiện DOC và ITC lên tòa án thương mại quốc tế Hoa Kỳ để các cơ quan công quyền của Hoa kỳ tiếp tục xem xét lại, mang đến sự công bằng và lẽ phải cho các doanh nhiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam. Tại cuộc họp ngày 1/8 đã có 11 doanh nghiệp nhất trí tham gia vụ kiện. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng 1 trong 5 nhóm luận điểm chình của đơn kiện là: Quyết định phán quyết cuối cùng của DOC không nhất quán với quyết định sơ bộ ngày 28/1. Theo ông trong quyết định sơ bộ ngày 28/1 căn cứ tính giá sẽ theo quy trình công nghệ khép kín nhưng quyết định cuối cùng của DOC lại không công nhận.ông cho rằng: việc hiệp hội kiện DOC là muốn tạo thêm cơ hội để DOC và ITC xem xét theo đúng pháp luật của Hoa Kỳ chính xác là không thiên vị nhằm “sửa sai” cho các quyết định trước đó.
- Hơn 40.000 hộ nuôi cá ở ĐBSCL đã kí chung vào một bức thư gửi Chính phủ Mỹ để phản đối quyết định của DOC. Tuy vậy Mỹ khó có thể từ bỏ chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp trong nước, bởi nhiều quốc gia cũng ban hành và áp đặt luật chống bán phá giá. Nhưng theo ông Brink Lindsey, một học giả của viện nghiên cứu Cato, điều đáng chú ý trong vụ kiện bán phá giá cá tra và basa là các quan chức DOC không nói rằng “ giá bán phile đông lạnh tại Mỹ thấp hơn tại Việt Nam” hay “ thấp hơn chi phí sản xuất”, một kết luận mà thường thấy trong các vụ kiện bán phá giá.
- Bên cạnh đó Việt Nam cũng đưa ra Lập Luận của mình:
“Catfish” là một từ tiếng Anh thông dụng để chỉ hàng trăm loài cá. Theo từ điển Webster thì catfish là “bất kỳ loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng thuộc họ Siluriformes”. Như vậy, thì rõ ràng cá tra và basa Việt Nam là catfish.
Cơ quan quản lý Thực Phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) đã cho rằng hoàn toàn có thể sử dụng các tên như là “basa catfish” cho sản phảm của Việt Nam.
Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thủy sản xuất khẩu Việt Nam điều ghi rõ dòng chữ tiếng Anh “Product of vietnam” hay “Made in Vietnam” và thực hiện ghi tên đầy đủ tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy định FDA.
Trước những tình trạng phản đối của các doanh nghiệp Việt Nam và dư luận đã buộc Mỹ phải xem xét lại mức thuế chống phá giá lần thứ 2.
Cụ thể, 15/09/2006, Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đại diện bộ Thương mại Mỹ đã thừa nhận sai sót trong cách tính toán khiến mức thuế sơ bộ chống bán phá giá bị sai lệch.
Trong đó, mức thuế áp dụng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là 66,34%, riêng công ty CATACO là 80,88%.
Ngày 6/9 Công ty QVD đã có công văn kiến nghị gửi DOC trong đó nêu rõ nêu rõ hai sai sót lớn trong cách tính toán biên độ thuế chống phá giá của DOC đưa ra đối với Công ty là 66,34%, đó là việc tính tỷ giá hối đoái và tính giá phí kho lạnh không đúng.
Ngày 11/09/2006, Ông Alex Villanucva đại diện Văn phòng 9 thuộc Cục Quản lý nhập khẩu của DOC, đã có thư gửi QVD trong đó thừa nhận sai sót trong cách tính toán vì vậy mức thuế chống bán phá giá của QVD là 14,51%.