0
Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đối với Hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

Hiệp hội ngành hàng là tổ chức đại diện cho ích lợi của các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng một ngành kinh doanh. Nó thu thập số liệu thống kê về mức sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu của ngành... để phân phát cho các doanh nghiệp thành viên. Nó cũng tổ chức các diễn đàn để thảo luận về hoạt động kinh doanh và vận động hành lang với các bộ, cơ quan của chính phủ, cơ quan lập pháp về những vấn đề mà họ cùng quan tâm.

Các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành hàng là tổ chức hiểu rõ nhất những tác động của chính sách, pháp luật đến hoạt động của doanh nghiệp, ngành hàng. Đồng thời cũng là nơi đầu tiên nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật.

Vì vậy, các hiệp hội, hội ngành hàng cần phải tích cực hơn nữa trong việc tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản pháp luật liên quan tới doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu cũng như kiến nghị các giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan tới thực thi pháp luật trong thực tế. h

Hiệp hội ngành hàng nên thường xuyên hơn tập hợp các kiến nghị của doanh nghiệp về luật pháp, cơ chế, chính sách, những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, kịp thời phản ánh lên các cơ quan Nhà nước đố xin hướng giải quyết tháo gỡ.

Ngoài ra, các hiệp hội cũng luôn phải lưu ý không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ mà mình cung cấp cũng như chất lượng cung cấp thông tin, mờ rộng các kênh thông ti n và thường xuyên cập nhật thông tin . Đồng thời, các hiệp hội cũng nên phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của hội viên như tố chức trao đổi kinh nghiêm, cơ hội kinh doanh, giới thiệu, tuyên truyền và phố biến kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, nhăm giúp các doanh nghiệp bảo vệ tối đa lợi ích của họ.

Chú trọng thu hút thêm nhiều hội viên và mở rộng đối tượng tham gia hiệp hội cũng là một bài học cần cải thiện đối với các hiệp hội ngàng hàng. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp tham gia các hiệp hội ngành hàng là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong doanh thu cao. Hiệp hội nên thu hút thêm các doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cung cấp dịch vụ có liên quan trong ngành và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng ngành nhằm tăng cường liên kết, hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm giữa các hội viên của hiệp hội

Trong quan hệ đối ngoại, các hiệp hội ngành hàng nên mở rộng quan hệ với các hiệp hội khác và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động và đặc biệt là kinh nghiệm về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế như các vụ kiện chống bán phá giá đế từ đó có thế giúp đỡ các doanh nghiệp nhiều hơn khi họ phải đối đầu với các sự kiện như vậy, nhất là khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu, rộng hơn vào thị thường thế giới.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

×