III. Các giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện íc hở Việt Nam hiện
2. Về phía doanh nghiệp
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ việc
kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thành công, nguyên nhân cốt lõi phải xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Có 3 yếu tố không thể thiếu để
giúp một doanh nghiệp thành công đó là: vốn, chiến lược và kinh nghiệm quản
lý. Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, một yếu tố cũng không thể thiếu đựợc để thành công đó chính là vấn đề về sự tiện lợi. Do đó để thành công doanh nghiệp
cần thiết phải tuân thủ một số giải pháp sau:
Giải pháp về vốn
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các cửa hàng tiện ích đều kinh doanh theo
kiểu chịu lỗ chờ thời cơ. Bởi thế, cần phải có một giải pháp tốt cho vấn đề về
vốn, nếu không, doanh nghiệp sẽ không thể trụ vững. Doanh nghiệp cần huy động vốn và sử dụng, phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh
thị trường tài chính đang khủng hoảng như hiện nay, tuy từ tháng 12/ 2008 trở
lại đây, nhà nước đã có những nới lỏng về chính sách tiền tệ tuy nhiên việc tiếp
cận vốn vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp. Để có thể
tiếp cận và huy động được nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay thì các DN cần
thực hiện các giải pháp sau: Đầu tư có trọng điểm, xây dựng phương án kinh
doanh khả thi và chuyên nghiệp; Mở rộng tiếp cận với các nguồn vốn ngoài ngân hàng. Doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa nguồn vay vốn, huy động vốn từ
nhiều nguồn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn truyền thống là từ ngân
hàng, sẽ bỏ lỡ mất cơ hội thị trường. Ngoài vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể tự huy động nguồn vốn thông qua các hình thức như sau: Thứ nhất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp huy động vốn của cán bộ
công nhân viên. Thứ ba, huy động vốn từ khách hàng. Thứ tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giải pháp về chiến lược
Chiếnlược đề ra mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, và các định hướng để
doanh nghiệp có thể tiến tới các mục tiêu đó trong một thời gian dài. Do đó,
chiến lược có vai trò hết sức quan trọng. Để xây dựng được một chiến lược kinh
doanh nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp về chiến lược như:
Đề ra mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác, cụ thể, đồng bộ và có tính khả thi. Tránh tình trạng như G7 mart, đã đề ra mục tiêu quá cao so với tiềm năng thực tế của doanh nghiệp dẫn đến không thể thực hiện được nhưng cũng không nên đề ra mục tiêu quá thấp so với khả năng sẽ dẫn đến
lãng phí tiềm năng. Để xác định được mục tiêu đúng đắn, các doanh nghiệp cần: Điều tra, nghiên cứu kỹ thị trường, xác định địa bàn hoạt động của doanh
nghiệp, tình hình cạnh tranh trên địa bàn đó, chẳng hạn như có bao nhiêu cửa hàng đã và đang hoạt động trên địa bàn, tình hình cạnh tranh của các cửa hàng
đó như thế nào, nhu cầu tiêu dùng của người dân đặc biệt là xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp…
Quản lý sát sao quá trình thực hiện chiến lược, trong quá trình thực hiện
có thể có những điều chỉnh mục tiêu đặt ra để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực
tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng tiện ích hiện nay nên có chiến lược hướng vào thị trường nông thôn, nơi có nhu cầu tương đối lớn trong khi thị trường còn rất chống hoặc hướng vào các khu trung cư đô thị cao khi nhu cầu về
sự tiện ích được đặt lên hàng đầu.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển chung cho cả hệ thống
cửa hàng về các mặt như: xác định chỉ tiêu kế hoạch cho toàn bộ hệ thống rồi
phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng cửa hàng phù hợp với điều kiện thực tế, tạo
dựng được một liên minh chiến lược với các nhà sản xuất để chủ động hơn về
nguồn hàng, ổn định về giá cả và chất lượng hàng hóa.
Hiện nay, trình độ quản lý của các nhà quản lý Việt Nam vẫn còn rất thấp, đặc biệt là vấn đề quản lý chuỗi, và đây cũng là một nguyên nhân quan trọng
dẫn đến việc kinh doanh kém hiệu quả của các chuỗi cửa hàng tiện lợi.Để chuỗi
cửa hàng tiện ích hoạt động tốt và đồng bộ cần nâng cao trình độ chuyên môn của những người quản lý đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào quản lý. Cụ thể:
Mở các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng quản lý cho các chủ cửa hàng, giúp họ làm quen với cách thức kinh doanh hiện đại, tiếp cận với khoa học công
nghệ và tiếp thu kinh nghiệm từ những người quản lý thành công…
Ứng dụng phần mềm quản lý vào quản lý chuỗi cửa hàng: có thể ký hợp đồng liên minh chiến lược với một công ty chuyên thiết kế phần mềm quản lý để
có thể sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng hiện đại, nâng cao hiệu quả quản
lý cửa hàng.
2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình chu
đáo đối với khách hàng.
Trang bị các máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ khách hàng chẳng hạn như máy tính tiền.
Phát triển bán hàng qua điện thoại và qua mạng. Ứng dụng thương mại điện tử và hoạt động bán hàng…
Trong điều kiện khả năng vươn tới ngõ ngách của các doanh nghiệp Việt
Nam còn kém, công nghệ kinh doanh yếu...Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam
có thể làm được trong khi doanh nghiệp nước ngoài không thể làm được đó là hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của người Việt Nam, văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu đó, văn hoá đó thì chúng ta sẽ thắng trên sân nhà.
Tất cả các giải pháp trên đều có đóng góp quan trọng vào sự thành công của
doanh nghiệp. Để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp đó.
KẾT LUẬN
Có thể thấy, các cửa hàng tiện lợi có một thị trường tiềm năng ở nước ta.
Cửa hàng tiện lợi đáp ứng thói quen mua sắm tại các tiệm tạp hoá của người
dân, khắc phục được những nhược điểm của cửa hàng tạp hóa truyền thống cũng như có những ưu việt hơn so với các kênh phân phối bán lẻ hiện đại khác, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, về tiện
nghi của địa điểm bán hàng. Đặc biệt, trong điều kiện thị trường Việt Nam còn phân tán và còn nhiều chỗ trống thì loại hình cửa hàng tiện lợi đã bùng nổ ở Việt
Nam bắt đầu từ năm 2006 và phát triển rầm rộ kể từ năm 2007. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh thì hầu hết các chuỗi cửa hàng tiện lợi của ta hiện nay
vẫn hoạt động với hiệu quả thấp. Có nhiều nguyên nhân lý giải về điều này như đã phân tích. Mặc dù vậy, loại hình kinh doanh cửa hàng tiện ích vẫn đang là xu
hướng chính về kinh doanh bán lẻ trong giai đoạn hiện nay do những ưu việt
vốn có của nó và sự thay đổi thuận lợi của xu hướng tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, hiện nay có nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới đang tiến hành các hoạt động thăm dò thị trường và có ý định vào Việt Nam kinh doanh dưới hình thức
cửa hàng tiện lợi như: Seven Eleven, 108…đã chứng tỏ một điều là tiềm năng
của mô hình này vẫn rất lớn, tuy nhiên đồng thời với đó là trong tương lai sẽ hứa
hẹn sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Để có thể tồn tại, không bị đánh bại ngay trên sân nhà, các doanh nghiệp trong nước ngay từ bây giờ cần phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình, tranh thủ khi thị trường vẫn còn đất trống để thiết
lập cho mình một hệ thống cửa hàng bao trùm thị trường, đủ sức để đứng vững,
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài... 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH .... 3
I. Khái quát về kinh doanh bán lẻ ... 3
1. Khái niệm ... 4
2. Bản chất của kinh doanh bán lẻ. ... 4
3. Các loại hình kinh doanh bán lẻ. ... 5
3.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. ... 5
3.2. Loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. ... 6
II. Mô hình cửa hàng tiện ích ... 6
1. Khái niệm ... 6
2. Đặc trưng ... 6
3. Những ưu, nhược điểm của cửa hàng tiện ích so với các loại hình bán lẻ khác ... 7
3.1. Những ưu điểm ... 7
3.2. Nhược điểm. ... 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của cửa hàng tiện ích ... 9
4.1. Các nhân tố về khách hàng. ... 9
4.2. Những yếu tố về môi trường. ... 10
4.3. Những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp ... 11
5. Điều kiện ứng dụng mô hình cửa hàng tiện ích ... 12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM ... 13
II. Thực trạng kinh doanh cửa hàng tiện ích tại Việt Nam. ... 22
1. Khái quát về kinh doanh cửa hàng tiện ích ở Việt Nam. ... 22
2. Một số hệ thống cửa hàng tiện ích tiêu biểu ... 24
2.1. Hệ thống cửa hàng tiện ích G7mart. ... 24
2.1.1. Ý tưởng của G7mart. ... 24
2.1.2. Hoạt động của G7 mart ... 25
2.2. Chuỗi cửa hàng speedy ... 27
III. Đánh giá hoạt động của mô hình cửa hàng tiên ích ... 29
1. Những thành tựu đạt được. ... 29
2. Hạn chế ... 29
3. Nguyên nhân hạn chế ... 30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 32
I. Cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong thời điểm hiện nay. ... 32
1. Cơ hội ... 32
2. Thách thức ... 34
II. Phương hướng phát triển. ... 36
III. Các giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam hiện nay. ... 37
1. Về phía nhà nước ... 37
2. Về phía doanh nghiệp ... 39
2.1. Giải pháp về vốn ... 39
2.2. Giải pháp về chiến lược ... 40
2.3. Giải pháp về quản lý ... 40