Cơ hội và thách thức đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong thờ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 32 - 36)

thời điểm hiện nay.

Việc kinh doanh cửa hàng tiện ích trong giai đoạn hiện nay có một số thuận

lợi đồng thời cũng gặp phải không ít những thách thức.

1. Cơ hội

Thu nhập người tiêu dùng tăng cao: theo số liệu của Neilsen VN omnibus

2002- 2009, mức bình quân công bố mỗi tháng thu nhập của mỗi hộ bây giờ là 300 USD, tăng 20% trong năm 2002 đến 80% trong năm 2008, đây là một

con số gia tăng khổng lồ trong thu nhập sau khi nộp thuế.

Thu nhập quyết định sức mua của người tiêu dùng, do vậy, thu nhập tăng cao tạo ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh nói chung và kinh doanh cửa hàng tiện ích nói riêng. Thu nhập tăng cao đồng nghĩa với sức mua sẽ tămg lên. Ngoài yếu tố lạm phát, vật giá gia tăng, theo số liệu điều tra theo các năm cho thấy

mức chi tiêu bình quân đầu người tăng mạnh qua các năm đối với mưc chi tiêu

bình quân 1 triệu đồng/ người/ tháng và giảm đều ở các nhóm còn lại. Nhóm chi

tiêu cao nhất này đã tăng từ 18,4 % năm 2004 lên đến 62,2 % năm 2008, tăng hơn 3 lần. Riêng nhóm người tiêu dùng có mức chi tiêu bình quân từ 500 nghìn

đồng/ người/ tháng chiếm 93,3 % . Như vậy mức sống của người tiêu dùng đã cải thiện đáng kể, nhu cầu mua sắm tăng lên, đặc biệt đối với nhóm người có thu

nhập cao, nhu cầu mua sắm hiện đại tăng lên rất lớn. Đây là cơ hội lớn cho các

Biểu đồ 2: Các mức thu nhập của người tiêu dùng qua các năm.

Nguồn: Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao 2009

Thu nhập tăng cũng làm cho quan điểm tiêu dùng của người dân thay đổi. Họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, thương hiệu và đặc biệt coi sự tiện lợi

dễ mua là yếu tố quan trọng nhất, 36% người tiêu dùng được hỏi coi sự tiện lợi

là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định chọn mua, sau đó mới là chất lượng và thương hiệu, đặc biệt là đối với thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng thiết

yếu. Đây là cơ hội lớn để các cửa hàng tiện ích có thể phát huy lợi thế của mình Thói quen tiêu dùng của người dân đang dần dần thay đổi. Nếu như năm

2006, thành phần kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm 10% trong phân phối bán lẻ

còn lại 90 % là thuộc về kênh phân phối truyền thống thì đến năm 2008, thị phân kênh phân phối hiện đại đã đạt 32%. Điều này chứng tỏ một điều hết sức khả

quan rằng, người dân đã thích đi mua sắm ở những nơi hiện đại hơn trước. Theo

một số kết quả điều tra cho thấy, có đến 50% hộ gia đình ở thành thị mua sắm ở

những kênh phân phối hiện đại hàng tháng. Trong đó, đi siêu thị là 40 %, 8% là

ở trung tâm thương mại và 2% là ở các cửa hàng tiện ích. Điều này cũng là do yêu câù của cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả, bận rộn, người tiêu dùng có ít thời gian hơn cho việc mua sắm do đó họ cần có một nơi cung cấp đầy đủ những

thứ họ cần, họ có thể mua sắm một cách nhanh chóng mà vẫn hoàn toàn yên tâm về chất lượng, an toàn vệ sinh…

Cơ cấu dân số trẻ cũng được coi là một thuận lợi lớn cho ngành kinh doanh bán lẻ. Những người tre tuổi thướng sống theo phong cách hiện đại, mua

Trong khi nhu cầu của thị trường là rất lớn thì thị trường Việt Nam còn rất

phân tán, nhỏ lẻ với nhiều khoảng trống thì trường. Kênh phân phối truyền

thống thường có chất lượng không đảm bảo, phát triển một cách tự phát, các

hình thức phân phối hiện đại khác như siêu thị, đại siêu thị… cần vốn đầu tư lớn

trong khi mặt bằng thiếu thốn…Do đó,đây là cơ hội cho cửa hàng tiện lợi phát

triển để có thể lấp chỗ trống thị trường trong điều kiện hiện nay.

Ngoài ra, có một điều tưởng như không có ảnh hưởng tuy nhiên lại không

phải như vậy đó chính là tình hình giao thông của Việt Nam. Ở các thành phố

lớn của Việt Nam, giao thông rất kém, hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy

ra thậm chí trở thành một vấn nạn, việc ra ngoài và đi mua một thứ đồ gì đó đôi

khi không phải đơn giản. Điều này nhiều khi gây ra tâm lý ngại ra đường của

nhiều người.Và trong trường hợp này các cửa hàng tiện ích trở nên được ưa

chuộng vì gần nhà, tiện lợi. Khách hàng chỉ cần ra khỏi cổng hoặc thậm chí chỉ

cần nhấc điện thoại hàng hóa sẽ được lập tức mang đến dù có thể chỉ là một thứ đồ rất nhỏ.

Cơ hội thì có nhiều tuy nhiên, thách thức cho các cửa hàng tiện lợi cũng

không ít.

2. Thách thức

Thách thức lớn nhất phải kể đến đó là thói quen tiêu dùng của người dân

Việt Nam. Tuy đã có những sự thay đổi nhất định , nhưng do thói quen tiêu dùng đã được hình thành từ rất lâu trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu

dùng do đó không thể thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng được. Chẳng

hạn:

Người Việt Nam không có thói quen ra ngoài vào ban đêm. Ở các nước

khác chẳng hạn như Nhật, họ ra ngoài vào ban đêm rất nhiều. Họ chủ yếu đi xe hơi và thường ghé qua cửa hàng tiện lợi mua một ít đồ rồi đem lên xe ngồi ăn. Ở

Việt Nam thì khác, người dân ra ngoài vào ban đêm chủ yếu là thanh niên, và họ thường thích ngồi các quán vỉa hè ăn một bát bún, phở,… hơn là vào cửa hàng tiện ích mua một các bánh mì, một chai nước hay một hộp mì ăn liền. Họ thích

Người Việt Nam không có thói quen mua đồ vào ban đêm. Các công sở, các khu vui chơi giải trí cũng đóng cửa từ rất sớm do đó việc mở cửa 24/24h của

cửa hàng tiện lợi có thể là sự lãng phí.

Đi chợ vào buổi sáng cũng được coi là một nét văn hóa khó có thể thay đổi được. Các bà, các chị thường thích cái âm thanh, cái không khí lèo tèo của

chợ búa, họ đi chợ để có cơ hội gặp gỡ, bàn tán về những chuyện trong cuộc

sống đời thường, đi chợ để được kỳ kèo mặc cả từng mớ rau con cá…Tất cả

những thứ đó, cửa hàng tiện ích hay siêu thị dù hiện đại đến đâu cũng không thể

thay thế.

Thách thức lớn thứ hai đối với việc kinh doanh cửa hàng tiện lợi đó là ở

Việt Nam, có hàng loạt cửa hàng nhỏ của các hộ ra đình mọc lên san sát len lỏi

vào mọi ngõ ngách, người tiêu dùng không phải đi quá xa để mua một cái bàn trải đánh răng, một, một gói dầu gội đầu…mỗi khi cần mà giá cả lại rẻ hơn. Chỉ

cần ra khỏi cồng là có liền.

Nói chung người dân Việt Nam hiện vẫn quen đi mua hàng ở các cửa

hàng tạp hóa hơn là các cửa hàng tiện ích.

Thêm vào đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, một nguy cơ

lớn đó là sức cạnh tranh còn kém trong khi các tập đoàn nước ngoài đang khẩn trương xúc tiến kế hoạch đưa hệ thống cửa hàng tiện ích vào Việt Nam. Chẳng

hạn như tập đoàn Seven Eleven và 108.

Một thách thức cũng không nhỏ cho các cửa hàng tiện ích hiện nay là tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế làm cho thu nhập của người dân giảm đi và hệ quả tất yếu là chi tiêu sẽ giảm. Theo thống kế của

Nielsen, 77% người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi địa điểm mua sắm do giá cả tăng cao và thay vì mua sắm ở siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống sẽ là kênh được ưu tiên lựa chọn. Yếu tố giá cả đã

vượt qua kênh phân phối để đứng vị trí quan trọng thứ hai trong số các yếu tố căn cứ để người tiêu dùng chọn mua sản phẩm.

Biểu đồ 3: Yếu tố chọn mua quan trọng nhất.

Nguồn: Kết quả điều tra hàng Việt Nam chất lượng cao 2009

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)