Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 37 - 39)

III. Các giải pháp phát triển mô hình cửa hàng tiện íc hở Việt Nam hiện

1.Về phía nhà nước

Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về kinh doanh bán lẻ nói chung

và kinh doanh bán lẻ hiện đại nói riêng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho

các doanh nghiệp.

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 16.4.2005, quốc hội đã thông qua luật thương mại sửa đổi thay thế cho luật thương mại cũ ban hành

năm 1997, luật thương mại 2006 có hiệu lực từ ngày 01.01.2006. Tuy nhiên, chính sách quản lý và phát triển về lĩnh vực bán lẻ đặc biệt là bán lẻ hiện đại nói

chung còn tồn tại nhiều bất cập. Các chính sách về thị trường, mặt hàng…đôi

khi còn gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như trong kinh doanh cửa

hàng tiện ích, một loại sản phẩm mà khách rất cần mà ở nước ngoài thường bán

là bao cao su, thuốc giảm đau thông dụng... thì đưa vào bán ở VN đòi hỏi phải

có giấy phép kinh doanh riêng. Sau 11 giờ đêm, các cửa hiệu thuốc tây đã đóng

cửa, đây là cơ hội cho các cửa hàng tiện ích hoạt động tuy nhiên việc đưa các

loại sản phẩm này vào kinh doanh vẫn là một vấn đề hết sức khó khăn. Để tạo điều kiệu thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bán lẻ, nhà nước

Xây dựng và bổ sung, hoàn thiện các chính sách về thị trường, mặt hàng…và

các chính sách có liên quan khác theo hướng phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên một định chế pháp lý quản lý đồng bộ, thống nhất và thông suốt.

Xóa bỏ các quy định bất hợp lý gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến

hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng. Tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp tiếp cận vốn một cách dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp có thể phát huy được những ý tưởng kinh doanh triển vọng của mình, giúp họ yên tâm hơn

trong việc tiến hành và ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh: chẳng hạn như kéo dài thời hạn cho vay vốn, loại bỏ một số những điều kiện khó khăn cho

việc vay vốn…

Bên cạnh đó, nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh

cửa hàng tiện ích tiếp cận nhanh với đất đai để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như, trong các khu đô thị

mới, các khu trung cư cần dành một diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các doanh

nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh về các vùng nông thôn.

Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho bán lẻ hiện đại nói chung: Nhà nước có thể tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiêm lẫn nhau ở trong nước

hay cử cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Sử dụng nguồn kinh phí về xúc tiến thương mại để mở các lớp đào tào, mời

cán bộ chuyên gia nước ngoài về giảng dạy cho các cán bộ quản lý phân phối

bán lẻ hiện đại học tập.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về công nghệ thông tin hiện đại cho các

doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại nói chung trong đó có kinh doanh cửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng tiện ích: để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với các công

nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại, nhà nước có thể đầu tư nghiên cứu

viết hoặc mua các phần mềm quản lý bán lẻ hiện đại rồi bán lại hoặc cho các

Tóm lại, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng chuỗi cửa

hàng bán lẻ là rất cần thiết để có thể hiện đại hóa lĩnh vực phân phối bán lẻ trong nước tạo điều kiện cạnh tranh cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ đổ bộ vào Việt Nam. Do đó, nhà nước cần có những chính sách cụ thể, kịp thời

về nhiều mặt đặc biệt là về chính sách hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ về

mặt bằng…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể phát triển tốt trong

việc tiến hành kinh doanh loại hình hiện đại này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Phát triển mô hình cửa hàng tiện ích ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pdf (Trang 37 - 39)