Chất thải rắn sinh hoạt
- Nguồn phát sinh, thải lượng và thành phần:
Chất thải rắn sinh hoạt của công ty gồm lượng chất thải phát sinh từ sinh hoạt của hơn 600 cán bộ, công nhân viên của công ty.
Với tổng số lao động là hơn 600, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của Công ty là khoảng 143 kg/ngày (ước tính với khối lượng chất thải phát sinh là 0,5 kg/người/ngày).
Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,… khi thải vào môi
trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ là gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại,… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vị sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh.
Chất thải rắn sản xuất
- Nguồn phát sinh:
+ Túi nilon, tem, gang tay, tạp dề… phát sinh từ công đoạn chế biến và đóng gói.
+ Vỏ thùng đựng các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. + rau, quả hỏng, vỏ bánh mì...
Bảng 4.5: Khối lượng rác thải dựa theo sản lượng của các chuyền tại xưởng đóng gói
STT Chuyền Số lượng (hàng) Sản lượng (nghìn/ngày) 1 Sanwich 5 10 2 mì 5 30 3 Cơm 6 35 4 bánh mì 7 10
5 Cơm cuộn rong biển 6 30
Tổng 115
(Nguồn: số liệu điều tra)
Qua bảng 4.5 cho thấy sản lượng hàng của xưởng đóng gói mỗi ngày được xuất đi rất lớn nên việc phát sinh ra nhiều rác thải là không thể tránh khỏi. Nhìn chung, chuyền cơm có sản lượng hàng nhiều nhất 35 nghìn/ngày
nên số lượng rác thải thải ra nhiều nhất,ít nhất là chuyền bánh mì với sản lượng là 10 nghìn/ngày và số lượng rác thải thải ra cũng là ít nhất.
Bảng 4.6: Số lượng rác thải dựa theo trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất
STT Trang Thiết bị, vật liệu Khối lượng (kg/ngày)
1 Gang tay 30 2 Tạp dề 10 3 Túi nilon 60 4 Khẩu trang 10 5 Tem 30 Tổng 140
(Nguồn: số liệu điều tra)
Tất cả những trang thiết bị, vật liệu trên qua quá trình sản xuất đều không sử dụng lại. Qua bảng 4.6 cho thấy khối lượng rác từ trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất rất nhiều. Nhìn chung khối lượng nhiều nhất là túi nilon và rác thải từ túi nilon trong một ngày với số lượng là 60kg/ngày. Tiếp đến là khối lượng gang tay, tem sau một ngày rác thải từ hai trang thiết bị này với số lượng là 30kg/ngày. Còn tạp dề và khẩu trang khối lượng rác thải thải ra cũng không đáng kể.
Công tác thu gom rác thải:
- Công tác thu gom: Thu gom rác thải được tiến hành ở từng xưởng trong khu vực công ty, mỗi xưởng sẽ có bốn công nhân chuyên đi dọn túi nilon, thực phẩm rơi vãi sau mỗi hàng mà công nhân trong xưởng đóng gói sản phẩm, rác được thu gọn vào một chỗ sau đó tổ vệ sinh tiến hành phân loại rác, rác được phân loại sẽ cho vào túi bóng rồi cho vào xe chuyên chở.
- Vận chuyển: tổ vệ sinh đẩy xe rác được phân loại vào kho chứa rác riêng của công ty. Mỗi ngày sẽ có xe chuyên dụng đến khu vực nhà rác của công ty để đem rác đi xử lí.
Bảng 4.7: Công cụ thu gom, phương tiện vận chuyển rác tại công ty thực phẩm Bình Vinh
Công cụ và phương tiện Số lượng
Chổi 50
Cây lau sàn nhà 35
Thùng đựng rác 20
Xe đẩy 10
(Nguồn: số liệu điều tra)
Phương tiện thu gom và tổng hợp của công ty thực phẩm Bình Vinh trên bảng 4.7: Các công cụ thu gom và vận chuyển đều đạt tiêu chuẩn, đầy đủ và phù hợp với công tác vệ sinh môi trường của công ty.
Công cụ và phương tiện của công ty đã được ban quản lý quan tâm, hàng năm dụng cụ đều được tân trang và sắm mới.
Cách xử lý:
Tất cả đồ ăn thừa, túi bóng rác sau khi được phân loại thì sẽ được xử lý bằng cách đốt, công ty sẽ phải trả tiền cho công ty xử lý rác thải với giá 9 NT$/kg