Bàn luận hiệu quả chương trình công tác

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 44)

- Cấp độ 4: 150 tiết, được bố cục gồm 5 phần:

3.3.4.Bàn luận hiệu quả chương trình công tác

đào tạo HDV môn Aerobic tại Trường Đại học TDTT

TP.HCM

Đề tài đã xây dựng được các tiêu chí để đánh giá mức độ hài lòng của người học về chương trình Đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic của trường Đại học TDTT TP.HCM như sau: Tiêu chí về cấu trúc và kiến thức của chương trình: (Có 6 tiêu chí: Cấu trúc, kiến thức phù hợp với người học; Nội dung phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Cấu trúc phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Kiến thức phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Chương trình đáp ứng nhu cầu của người học; Kiến thức của chương trình có tính cập nhật, hữu ích và gắn với thực tiễn); Tiêu chí về kỹ năng của chương trình: (Có 4 tiêu chí: Cung cấp kỹ năng phù hợp với mục tiêu chương trình; Các bài tập rèn luyện kỹ năng phù hợp với người học; Nội

dung các bài tập thực hành phong phú, đáp ứng nhu cầu người học; Kỹ năng có được từ chương trình hữu ích, gắn với thực tiễn và cập nhật.);

Tiêu chí về phương pháp kiểm tra và tổ chức thực hiện: (Có 8 tiêu chí: Tài liệu được cung cấp đầy đủ; Cơ sở vật chất phục vụ việc học tập, tập luyện đảm bảo; Bài giảng của giáo viên, huấn luyện viên có chất lượng, đáp ứng mục tiêu chương trình và được thiết kế phong phú, lôi cuốn; Phương pháp giảng dạy thu hút sự quan tâm của học viên; Giáo viên đưa ra ví dụ, tình huống và thách thức gắn với thực tiễn để học viên suy nghĩ, thảo luận tìm ra giải pháp phù hợp; Sự phân bổ thời lượng thực hành và lý thuyết hợp lý; Hình thức và câu hỏi kiểm tra phù hợp, phản ánh được kiến thức và kỹ năng của người học; Các bài tập, thực hành gắn với thực tiễn và giúp củng cố bài học và trải nghiệm thực tế.). Đều có sự hài lòng rất cao từ những học viên tham gia chương trình đào tạo.

Theo đánh giá của các nhà quản lý có Hướng dẫn viên tham gia học chương trình đào tạo đều cảm thấy hài lòng về chất lượng chương trình đào tạo, cũng như sự tiến bộ và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của các Hướng dẫn viên sau khi hoàn thành chương trình trở lại đơn vị công tác. Các nhà quản lý sẵn sàng tạo điều kiện và đồng ý cho các học viên tiếp tục tham gia vào các chương trình đào tạo tiếp theo của nhà trường.

Như vậy có thể thấy, chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic của Trường Đại học TDTT TP.HCM góp phần rất lớn cho sự thành công của các khóa học, làm cho phong trào Aerobic ngày càng phát triển lớn mạnh, từng bước xây dựng cập nhật chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic đi vào hệ thống phân cấp hàng năm rõ ràng, tiếp cận, hội nhập với chương trình đào tạo của các Liên đoàn trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 44)