Tính tự học, tự rèn luyện ngoại khóa 4 8 01

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ (Trang 42 - 46)

- Điểm kiểm tra cuối học phần (chiếm 60%)

5Tính tự học, tự rèn luyện ngoại khóa 4 8 01

Kết quả này cho thấy nhóm TN tham gia học tập và rèn luyện, đã phát huy được tính tích cực để hoàn thiện môn học của mình, đáp ứng được yêu cầu đề ra của giảng viên, có nhận thức cao về môn học tập, chủ động tích cực tập luyện để hoàn thành nội dung bài giảng, có tính tự học, tự rèn luyện ngoại khóa (mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 16).

3.3.3.2. Đánh giá của sinh viên

Bảng 3.39. Kết quả đánh giá của sinh viên về thái độ tích cực và tự học (n=31)

TT

Nội dung phỏng vấn Không

n % n %

1

Anh/chị có tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học bóng chuyền không? 30

96.

8 1 3.23

2

Trong buổi học, Anh/chị có tự giác tích cực tập luyện để hoàn thành tốt nội dung môn học? 28

90.

3 3 9.68

3

Ngoài môn chuyên sâu bóng chuyền, cá nhân sinh viên có tham gia tập luyện thêm các môn

TDTT khác không? 12

38.

7 19 61.3

4

Anh/chị tập luyện ngoại khóa thường xuyên ≥

3 buổi/tuần không? 6

19.

4 25 80.7

Qua bảng 3.39 cho thấy: SV đã có nhận thức cao về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học, với 30 SV, chiếm tỷ lệ 96.77%. Cho nên, tính tự giác tích cực trong tập luyện TDTT để hoàn thành tốt nội dung chương trình học tập với 28 SV có tập luyện, chiếm tỷ lệ 90.32%; SV tham gia tập luyện TDTT ngoài môn học tự chọn của mình chiếm tỷ lệ 38.71%; Số lượng SV không tham gia tập luyện ngoại khóa thường xuyên từ 3 buổi/tuần chiếm 80.65%.

3.3.3.3. Đánh giá của sinh viên về giảng viên quá trình học tập qua các học phần chuyên sâu môn bóng chuyền ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ

Nhìn chung qua các học phần sinh viên đa phần hài lòng và rất hài lòng về học phần, đều này nói lên chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của người học. Chi tiết thể hiện qua mục lục 17 (mục lục 17).

3.3.4. Bàn luận về hiệu quả của chương trình thông qua thực nghiệm

Tóm lại: Qua ứng dụng chương trình giảng dạy đổi mới môn chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC trường Đại học Cần Thơ bước đầu thu được kết quả khả quan, chứng minh được tính ưu việt của chương trình, kết quả sau thực nghiệm đều đạt hiệu quả cao.

- Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ kỹ thuật và thể lực của sinh viên qua từng học phần cho thấy sự diễn biến theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, thành tích qua các học phần đều có sự tăng trưởng. Các test đánh giá vể trình độ kỹ thuật tăng từ 28.57% đến 46.62% mức tăng trưởng tương đối cao, còn đối với các test đánh giá về thể lực tăng từ 1.51% đến 20.26% mức tăng trưởng vừa, đều này phù hợp với đặc điểm sinh lý của đối tượng nghiên cứu. Kết quả thống kê mật độ vận động qua 05 học phần có sự tăng 7% và thời gian lãng phí giảm -8% so với ban đầu. Kết quả học tập qua 05 học phần có tỉ lệ trưởng tích cực cụ thể như: xếp loại giỏi tăng 6.45%, xếp loại khá tăng 19.35%, xếp loại trung bình giảm -9.68% và loại kém giảm xuống đến -16.12%.

- Chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền luận án xây dựng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực trong công tác giảng dạy sinh viên chuyên sâu bóng chuyền Trường ĐHCT, qua khảo sát trực tuyến sinh viên đa phần hài lòng và rất hài lòng về học phần, đều này nói lên chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của người học.

Như vậy, qua việc so sánh tự đối chiếu ta thấy hầu hết các nội dung sử dụng để đánh giá đều có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực, tốt hơn hẳn so với chương trình cũ mà Bộ môn bóng chuyền vẫn thường sử dụng giảng dạy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊA. Kết luận: A. Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu trên, cho phép Luận án đi đến kết luận sau: 1. Qua đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền đã cho kết quả:

- Chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2010-2014 chưa đáp ứng được yêu cầu của người học và của xã hội hiện nay, với thời lượng quá ít không đủ trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên khi ra trường.

- Đội ngũ giảng viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu khối lượng công tác giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, đối với học phần chuyên ngành như bóng chuyền giảng viên cần tiếp tục bồi dưỡng thêm trình độ chuyên môn cũng như trình độ học vấn.

- Điều kiện cơ sở vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho sinh viên không chuyên còn đối với các môn chuyên ngành thì còn thiếu, chất lượng không đạt yêu cầu, cũng như học tập các môn chuyên sâu còn gặp nhiều khó khăn, chỉ có thể tổ chức giảng dạy một số môn đảm bảo về dụng cụ. Như vậy, khả năng của nhà trường không theo kịp sự phát triển về số lượng của sinh viên theo từng năm học.

2. Kết quả nghiên cứu Luận án đã chọn lọc được nội dung và xây dựng được chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ gồm 5 học phần với 375 giờ tương ứng 15 tín và được xắp xếp giảng dạy qua 05 học kỳ, mỗi học phần gồm 3 tín chỉ, 1 tín chỉ lý thuyết và 2 tín chỉ thực hành, với tổng thời lượng là 75 giờ cho mỗi học phần.

- Quá trình nghiên cứu Luận án còn xây dựng được 05 tiến trình biểu theo 05 học phần cùng với đề cương chi tiết môn học.

- Quá trình xây dựng chương trình môn học được tiến hành trong khuôn khổ đảm bảo tính khoa học của tiến trình đổi mới, phù hợp với thực tiễn khách quan trong giáo dục đại học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của giảng viên. Nội dung chương trình và mục tiêu của chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên, đã xác định những điểm mới trong nội dung đổi mới. Cấu trúc chương trình và thời lượng chương trình đảm bảo tính sư phạm, tính cập nhật… đủ điều kiện để sinh viên hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và thành tích thể thao.

3. Kết quả đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy đổi mới cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành giáo dục thể chất bước đầu thu được kết quả khả quan, chứng minh được tính ưu việt của chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền, kết quả sau thực nghiệm đều có sự tăng trưởng, cụ thể:

- Về mật độ vận động: kết quả thống kê mật độ vận động qua 05 học phần có sự tăng 7% và thời gian lãng phí giảm -8% so với ban đầu.

- Về kết quả học tập: Kết quả học tập qua 05 học phần có sự tăng trưởng tích cực cụ thể như: xếp loại giỏi tăng 6.45%, xếp loại khá tăng 19.35%, xếp loại trung bình giảm -9.68% và loại kém giảm xuống đến -16.12% so với ban đầu.

- Về kỹ thuật: hầu hết các test đếu có sự tăng trưởng, tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.05.

+ Đối với nữ thành tích các test đếu có sự tăng trưởng dao động từ 34.15% đến 38.30 %.

+ Đối với nam hầu hết các test đều có sự tăng trưởng dao động từ 28.57% đến 46.62 %.

- Về thể lực: hầu hết các test đếu có sự tăng trưởng, đồng thời tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P < 0.05.

+ Đối với nam các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực sau 5 học phần có 2/9 test chưa tạo nên sự khác biệt lớn, tức là kết quả đạt được có sự tăng trưởng nhưng chưa cao đó là các test: Tại chổ ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m); Lực kế tay thuận (kg) .

+ Đối với nữ tuy nhiên khi xét về trình độ thể lực qua tính toán và xử lý số liệu thống kê cho thấy sự phát triển về thể lực của sinh viên nữ còn chậm, cụ thể có 6 test kiểm tra kết quả cho thấy chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đó là các test: Tại chỗ ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m); Lực kế tay thuận (kg); Bật cao tại chỗ (cm); Bật cao có đà (cm); Chạy cây thông 92 m (s); Chạy 9-3-6-3-9 (s).

- Về mức độ hài lòng của sinh viên đối với học phần chuyên sâu môn bóng chuyền ngành GDTC: thông qua hệ thống kiểm định chất lượng trực tuyến của nhà trường hầu hết sinh viên hài lòng và rất hài lòng về học phần đã học, đều này nói lên chương trình đã đáp ứng được nhu cầu của người học.

B. Kiến nghị:

Từ những kết luận nêu trên cho phép luận án đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Đề nghị Ban Giám hiệu, Bộ môn GDTC Trường Đại học Cần Thơ cho phép sử dụng chương trình giảng dạy đổi mới môn học chuyên sâu bóng chuyền mà luận án đã xây dựng, vào thực tiển giảng dạy cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ trong những năm tiếp theo.

2. Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu với phạm vi mở rộng hơn với các môn chuyên sâu khác, nhằm chuẩn hóa các nội dung giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo nhà Trường.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ (Trang 42 - 46)