Tác động tới thị trường bia rượu nước giải khát Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế thương vụ ma kỷ lục trong hoạt động fdi của việt nam 2009 2018 thaibev – sabeco (Trang 34 - 35)

Sau thương vụ này, thị trường bia Việt Nam trở nên nóng hơn bao giờ hết, và tạo ra nhiều sự cạnh tranh giữa các hàng bia.

3.3.1.1. Thị phần của Sabeco so vs các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên

thị trường bia Việt Nam

Biểu đồ 6: Thị phần tiêu thụ bia tại thị trường Việt năm 2017

Theo số liệu trên, sau khi Sabeco bị mua lại bởi tập đoàn nước ngoài, thị phần của các hãng bia lớn trong thị trường bia Việt Nam vẫn không có sự thay đổi nhiều. Đó vẫn đang do 3 ông lớn là Sabeco, Heineken và Habeco làm chủ với tỉ lệ lần lượt là >40%, ~25% và >15%. Vài năm trở lại đây, phân khúc bia tầm trung và giá rẻ tăng trưởng chậm lại, ở mức khiêm tốn 3,7%. Phân khúc bia cao cấp tăng trưởng đến 7,2%, do các nhãn hiệu Heineken, Tiger và Sapporo chi phối.

3.3.1.2. Xu hướng sản xuất

- Để ứng phó với sức ép cạnh tranh trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các hãng bia đã không ngừng đổi mới sản phẩm, cung cách kinh doanh và tập trung vào nguồn nhân lực với mục tiêu gắn kết hơn với người tiêu dùng, đổi mới nhận diện sản phẩm với hình ảnh hiện đại, trẻ trung.

+ Các hãng bia áp dụng đổi mới trong cách tiếp cận nhằm gắn kết hơn với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhất là giới trẻ.

+Tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới với mục tiêu chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, với giá cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế thương vụ ma kỷ lục trong hoạt động fdi của việt nam 2009 2018 thaibev – sabeco (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w