- Đưa Sabeco thành thương hiệu toàn cầu:
3.4.2. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động M&A ở Việt Nam những năm gần đây đã được đẩy mạnh. Trước năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm có không quá 50 vụ M&A, với giá trị giao dịch năm cao nhất khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên từ sau năm 2007, số thương vụ M&A gia tăng nhanh chóng. Theo số liệu của IMAA, giai đoạn 2009-2015, mỗi năm khoảng trên 300 thương vụ M&A.
Theo Cục Xúc tiến Thương mại, năm 2016, các thương vụ M&A liên tục tăng và đạt kỷ lục 5,8 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2015. Trong năm 2017, thị trường Việt Nam chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A lớn, ước tính có thể đạt 8 tỷ USD sau thương vụ "khủng" bán cổ phần SABECO. Dự báo trong các năm tiếp theo đây, các lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, bất động sản và công nghiệp sẽ tiếp tục được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Với việc gia tăng mạnh các hoạt động M&A này đã tác động hai chiều đến doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế Việt Nam, cụ thể là:
- Khi nguồn lực sản xuất - kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về các doanh nghiệp trong nước thì M&A là con đường ngắn nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đây, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải chịu cảnh chia sẻ tài nguyên với các các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực lớn hơn mình rất nhiều. Khi đó, việc kiểm soát và nắm quyền sở hữu các tài sản là vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp phải lưu ý.
- M&A đã phần nào làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, sàng lọc để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, hình thành nên những doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, tính cạnh tranh cũng cao hơn. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đủ tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, quản lý, các kỹ năng về thị trường và xuất khẩu, các công ty chế biến hàng tiêu dùng tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có của các công ty kết hợp cũng như nhiều yếu tố khác.…
KẾT LUẬN
Ngày nay, hoạt động đầu tư quốc tế diễn ra một cách sôi nổi và mạnh mẽ. Đặc biệt, dòng chảy đầu tư toàn cầu đang có xu hướng nghiêng về các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam dựa theo báo cáo “Tầm nhìn Phát triển Toàn cầu" (GDH) của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2013. Song bên cạnh dòng vốn đầu tư, còn là dòng lợi nhuận, đi kèm với đó có thể là các lợi ích kinh tế, xã hội, chính trị mà các nhà đầu tư tham vọng mưu tính khi xây dựng thương vụ của mình.
Thương vụ M&A kỉ lục trong hoạt động FDI của Việt Nam 2009-2018: ThaiBev – Sabeco đã thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận và cộng đồng kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Dựa vào tính hai mặt của một vấn đề, ta có thể nhận thấy thương vụ M&A kỷ lục nhất thập kỷ ThaiBev (Thái Lan) mua lại 51% Sabeco nói riêng và hoạt động mua bán sáp nhập nói chung đã phát triển mạnh mẽ về không chỉ về số lượng và còn về quy mô. Bên cạnh việc trở thành một kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc nước có dự án bị mua lại, Đây còn là một bước tiến đầy chiến lược mở rộng và thâu tóm thị trường của các tập đoàn lớn. Do đó, các bên đều phải thận trọng, tự nâng cao năng lực và làm chủ, kiểm soát thị trường để tồn tại và phát triển trong môi trường đầu tư, kinh doanh đa dạng ngày nay.