Tác động tới Sabeco

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế thương vụ ma kỷ lục trong hoạt động fdi của việt nam 2009 2018 thaibev – sabeco (Trang 35 - 41)

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra sau thương vụ “Liệu thương hiệu bia quốc gia 140 năm lịch sử có biến mất hay không”. Trên mạng xã hội và một số trang web cũng xuất hiện những bình luận rằng lo lắng thương hiệu “bia Sài Gòn”, “bia 333”, Sabeco sẽ không còn. Cũng có người cho rằng không nên bán nhiều như thế, vì đây là doanh nghiệp lớn, làm ăn có lãi, đóng ngân sách gần chục nghìn tỷ mỗi năm… Nhưng nhìn vào mức giá mà nhà đầu tư chi ra là 320.000 đồng/cổ phiếu Sabeco, cao gấp 3 lần mức giá khi cổ phiếu Sabeco lên sàn cách đây một năm, ngay các nhà kinh tế cũng dùng từ “đắt đỏ” để nói về giá này. Việc sẵn sàng trả giá cao cho thấy nhà đầu tư rất hiểu thị trường Việt Nam ưa chuộng sản phẩm của Sabeco như thế nào; hiểu từng nhãn hiệu bia Sabeco đã được định vị ra sao; và hiểu nhu cầu của thị trường gần 100 triệu dân có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai. Đó là những lợi thế rất lớn mà nhà đầu tư không “dại gì” sớm nghĩ tới việc thay đổi hoặc bỏ đi thương hiệu của Sabeco, một doanh nghiệp tồn tại 140 năm. Do đó, chuyện lo mất thương hiệu quốc gia chưa phải là vấn đề đặt ra ngay lúc này.

Bên cạnh đó, ông Bùi Trường Thắng, Phó Cục trưởng Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương đã khẳng định: “Mua vì thương hiệu thì họ sẽ không bao giờ đánh mất thương hiệu đó, hoặc huỷ nó đi. Vì như vậy họ sẽ tự phá vỡ mục tiêu của họ về mặt kinh tế. Nhà nước vẫn giữ lại 36% để giữ lại quyền phủ quyết về ngành nghề kinh doanh, đầu tư, thương hiệu,… và đó là một trong những giải pháp để bảo vệ thương hiệu bia Sài Gòn”

3.3.3.2. Tình hình kinh doanh:

Sản lượng và doanh thu

Kể từ khi đổi chủ, kết quả kinh doanh của Sabeco có xu hướng chững lại về cả mặt sản lượng và doanh thu.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco 2018)

Biểu đồ 8: Sản lượng tiêu thụ toàn tập đoànnăm 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco 2018)

Biểu đồ 9: Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2018

Theo Báo cáo thường niên của Sabeco năm 2018, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2018 là 1.796 triệu lít bia các loại, tăng 0,3% so với năm 2017; một con số khá thấp so với mức tăng 8,7% của năm 2017. Mức tăng sản lượng này cũng giảm 0,4% so với kế hoạch 2018. Tổng doanh thu (không tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đạt 37.016 tỷ đồng, tăng trưởng 5,1% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ vào gia tăng sản lượng tiêu thụ và điều chỉnh giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng do việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thêm 5%, và chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng.

Xuất khẩu: Bên cạnh thị trường trong nước, trong năm 2018, SABECO gia tăng về sản lượng xuất khẩu, khi sản lượng bia xuất khẩu đạt 33 triệu lít, chiếm 1,8% tổng sản lượng tiêu thu bia của Sabeco.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco 2018)

Biểu đồ 10: Doanh thu bán hàng thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2018

Theo tài liệu gửi các cổ đông, năm 2018, Sabeco có mức lợi nhuận sau thuế là 4.403 tỷ đồng và kế hoạch của năm 2019 là 4.716 tỷ đồng. So với mức 4.949 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2017 được thông báo trong Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 7/2018, có thể thấy, năm đầu tiên hoạt động với sự biến động mạnh mẽ về cổ đông và Ban Điều hành đã có những tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của Sabeco. Đa phần những sự tăng trưởng này không quá khả quan, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với thời điểm trước thương vụ thoái vốn. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi một hệ thống đổi chủ, tất yếu nó sẽ gây ra những trì hoãn nhất định trong sản xuất.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Sabeco 2018)

Giá cổ phiếu

Biểu đồ 12: Khối lượng và giá cổ phiếu Sabeco tháng 12/2017

Biểu đồ 13: Khối lượng và giá cổ phiếu Sabeco năm 2018

Biểu đồ 14: Khối lượng và giá cổphiếu Sabeco đến ngày 16/5/2019

Dựa vào 3 đồ thị trên , ta thấy khối lượng và giá cổ phiếu của Sabeco có sự biến đổi mạnh mẽ và liên tục từ khi tiến hành M&A.

Với thông tin Nhà nước bán hơn 53% cổ phần Sabeco, cổ phiếu SAB đã có giai đoạn bứt phá ngoạn mục và có thời điểm leo lên gần 350.000 đồng/cp, trở thành cổ phiếu có thị giá lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó, giá cổ phiếu liên tục giảm. Phiên giao dịch 20/12, cổ phiếu SAB tiếp tục giảm sàn, xuống còn 267.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 7% và “trắng bên mua” khi cuối phiên vẫn còn dư bán sàn. Sáng ngày 21/12, cổ phiếu SAB lại tiếp tục rơi xuống mức 253.000đ/CP. Một trong nhưng lí do khiến cổ phiếu SAB giảm giá mạnh là do mức giá Vietnam Beverage mua 320.000 đồng/cổ phiếu được đánh giá là quá cao so với các phương pháp định giá thông thường, hay “control premium” mà chúng ta đã nhắc tới.

3.3.3.3. Bộ máy nhân sự+ lãnh đạo:

Nhân sự trước quá trình M&A khá phức tạp, liên quan đến nhiều mối quan hệ “con ông cháu cha”- mang tính chất đặc trưng của bộ máy quản lí của các công ty nhà nước ở Việt Nam. Sự tham gia của ThaiBev trong bộ máy nhân sự đã tạo sự cải tổ mạnh mẽ trong hệ thống nhân sự với tiêu chí: năng lực và bình đẳng, cởi mở minh bạch.

Tháng 7/2018, Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, cổ đông SABECO đã bầu ra Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2018 -2023. Trong đó, Ông Koh Poh Tiong được bầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông 2018 cũng thông qua việc thay đổi cấu trúc quản trị công ty (thay thế Ban Kiểm soát bằng Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

Trong số 7 thành viên HĐQT Sabeco, có 3 thành viên là đại diện của Thaibev, 2 đại diện của Bộ Công thương và 2 thành viên HĐQT độc lập, gồm: • Ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT, đại diện của Thaibev

• Ông Micheal Chye Hin Fah, đại diện của Thaibev • Bà Trần Kim Nga, đại diện của Thaibev

• Ông Nguyễn Tiến Dũng, Kế toán trưởng Sabeco, đại diện của Bộ Công thương • Ông Lương Thanh Hải, đại diện của Bộ Công thương

• Ông Nguyễn Tiến Vỵ, thành viên HĐQT độc lập

Bên cạnh đó, hai vị trí quan trọng nhất trong ban lãnh đạo Sabeco là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đều do nhân sự Thaibev nắm giữ, lần lượt là ông Koh Poh Tiong và ông Neo Gim Siong Bennett.

**Quá trình huyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty tư nhân

Gặp gỡ báo chí sau 6 tháng ẩn trong hang để cải tổ Sabeco, CEO không giấu giếm những khó khăn khổng lồ mà ông phải vượt qua để chuyển đổi mô hình hoạt động của công ty này. Tổng giám đốc Sabeco Bennett Neo cho biết 6 tháng qua các lãnh đạo tập đoàn “im hơi lặng tiếng” vì lo chuyển đổi mô hình hoạt động. Vị CEO người Singapore nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ của ông là đưa Sabeco chuyển mình thành doanh nghiệp đủ tầm cạnh tranh trên toàn cầu, mở đầu bằng việc tái cấu trúc công ty sau thương vụ mua lại.

Bản chất Sabeco là một hệ thống công ty khổng lồ phức tạp về cả cấu trúc lẫn quan hệ, để chuyển đổi công ty lớn như vậy là một nhiệm vụ rất khủng cần nhiều thời gian và nguồn lực và sự kiên nhẫn. Vậy quá trình chuyển đổi từ một tập đoàn Nhà nước sang tập đoàn cổ phần mà người Thái kiểm soát diễn ra như thế nào? “Nếu phức tạp thì mình làm mọi cách để nó đơn giản hơn. Trong trường hợp này, tinh giảm, cắt giảm những thứ thừa thãi và tiết kiệm chi phí”- CEO Neo Gim Siong Bennett chia sẻ.

Từ sau khi ông Koh Poh Tiong được thông qua làm Chủ tịch HĐQT, Sabeco đã có nhiều chiến lược thay đổi các kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là cắt giảm ngân sách quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ, Quỹ khen thưởng phúc lợi (nếu đạt kế hoạch) và Quỹ công tác xã hội cũng như tiền lương HĐQT, Ban kiểm toán nội bộ, từ 25%-30% so với thực hiện năm 2017. (Hồng Phúc, 2019)

3.3.3.4. Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế thương vụ ma kỷ lục trong hoạt động fdi của việt nam 2009 2018 thaibev – sabeco (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w