Điểm yếu trong chính sách

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của trung quốc, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 30 - 34)

5. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN

5.2.Điểm yếu trong chính sách

- Hệ thống luật pháp điều tiết cũng như hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài còn yếu và vẫn còn mang tính chủ quan, duy ý chí của những người thực hiện

Cách thức đối xử của chính quyền với các doanh nghiệp tư nhân vẫn theo kiểu quyết định đưa ra dựa trên quan hệ nhiều hơn là luật pháp. Nhà đầu tư cũng có thể chịu ảnh hưởng của các thủ tục hành chính quá mức trong hoạt động liên doanh.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường phải bỏ thời gian để xây dựng các mối quan hệ với các công chức quản lý trước khi đảm bảo được cấp phép.

Chính sách đầu tư chưa hoàn thiện, đường lối chỉ đạo, mục tiêu quản lý chưa rõ ràng. Coi trọng thu hút, coi nhẹ quản lý

Thiếu chế độ kiểm tra hợp lý đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính phủ duy trì các chính sách bảo hộ không hợp lý đối với một số lĩnh vực nên đã ảnh hưởng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ĐTNN đang khống chế thị trường của một số ngành, lĩnh vực then chốt, ngành nghề mới nổi và các nghành nghề có hàm lượng kỹ thuật cao như ngành sản xuất lắp đặt ô tô, thiết bị đầu tư, công nghệ thông tin. Các nhà ĐTNN chiếm ưu thế rõ rệt trong thị trường tiêu thụ của những ngành nghề mới nổi kỹ thuật cao, lợi nhuận nhiều. Sự khống chế này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

- Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài còn nhiều bất cập

Sự khác biệt trong quy định về thuế giữa chính quyền trung ương và địa phương cản trở ĐTNN, đặc biệt là ở những vùng xa xôi và kém phát triển.

Chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi này để trốn tránh các nghĩa vụ đối với nhà nước; đồng thời còn tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp này.

6. GIẢI PHÁP

Thực hiện hoàn thiện hệ thống luật pháp về ĐTNN một cách đồng bộ, minh bạch và có lộ trình theo đúng các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO trong việc thay đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài

Hệ thống luật pháp cần được hoàn thiện đồng bộ và minh bạch từ Trung ương đến địa phương, tránh tình trạng chồng chéo hoặc quy định khác nhau giữa các địa phương. Giảm tình trạng chính sách, luật pháp luôn thay đổi gây ra sự không an tâm của các nhà đầu tư về môi trường luật pháp.

Các nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực ĐTNN cần được sớm hoàn thiện và ban hành một cách đồng bộ để tránh tình trạng vừa quy định cũ vừa quy định mới.

- Thực hiện chính sách tập trung phát triển hạ tầng một số vùng, địa phương có lợi thế so sánh để thu hút đầu tư nước ngoài lấy đà phát triển các vùng khác

Nhà nước cần có quy hoạch lựa chọn các địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý , lao động, tài nguyên thiên nhiên để tập trung đầu tư xây dựng, đồng bộ cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, nước, thông tin, các công trình phúc lợi xã hội để cung cấp điều kiện hạ tầng chất lượng cao nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như một số tỉnh nằm gần Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh..

- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện hạ tầng tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao

• Miễn thuế nhập khẩu , thuế VAT đối với máy móc thiết bị được sử dụng để nghiên cứu, phát triển phẩm mới

• Hỗ trợ về tài chính như cho vay với lãi suất thấp, thời gian dài đối với các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới.

• Nhanh chóng xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao

• Ban hành chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho các phòng nghiên cứu khoa học, công nghệ.

- Nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.

• Tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách thủ tục hành chính, thực hiện triệt để chính sách một cửa

• Đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư

• Thiết lập hệ thống tổng hợp quản lý và cung cấp thông tin về đầu tư nước ngoài để thông tin được cung cấp đầy đủ và rộng rãi đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của các nhà đầu tư.

• Thực hiện các biện pháp chống tham nhũng để xây dựng môi trường đầu tư minh bạch.

- Phát triển nguồn nhân lực

• Có chính sách đón đầu trong đào tạo nguồn nhân lực, cần xác định rõ cơ cấu lao động, cần xác định rõ cơ cấu lao động ở mọi cấp độ, gắn cơ cấu lao động với đặc thù của VN.

• Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ thích đáng để xây dựng lực lượng cán bộ quản lý có trình độ cao , công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu của khu vực đầu tư nước ngoài, tăng sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

• Đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp, mở rộng hệ thống các trường đào tạo cán bộ quản lý bậc trung cấp.

• Cần có đào tạo công nhân phục vụ cho khu vực có vốn ĐTNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều chỉnh chính sách đất đai tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài • Sửa đổi Luật Đất đai, Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước

ngoài về thuê đất tại Việt Nam.

• Cần xem xét lại giá cho thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm đầu để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiến tới chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của trung quốc, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 30 - 34)