Điểm mạnh trong chính sách

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của trung quốc, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 29 - 30)

5. ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN

5.1. Điểm mạnh trong chính sách

- Thực hiện chính sách cơ cấu đầu tư hợp lý, thu hút đầu tư nước ngoài dần từng bước theo khu vực địa lý, lĩnh vực đầu tư phù hợp với hiện trạng phát triển của nền kinh tế. • Thực hiện chính sách cải cách toàn diện bao gồm cải cách về thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các lĩnh vực tương ứng khác, tiến hành từng bước, giảm bớt rủi ro.

• Thực hiện làm thí điểm trước một số vùng với phương châm “xây dựng một số vùng có điều kiện tốt giàu lên trước sau đó sẽ giúp các vùng khác giàu theo”

• Ban đầu hai nước sẽ thực hiện mở cửa những ngành thế mạnh của nước mình trước để thu hút vốn và tạo việc làm cho người lao động, sau đó thực hiện mở rộng phạm vi đầu tư cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, nhưng theo một lộ trình nhất định.

- Thành công trong thu hút công nghệ cao và xây dựng các khu nghiên cứu phát triển. Trung Quốc không thu hút vốn nước ngoài tràn lan mà tập trung vào việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thuộc các ngành công nghệ cao, năng lượng và bảo vệ môi trường. Chính sách này được thể hiện qua việc hạn chế nhập khẩu công nghệ cũ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài mang ky thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến vào phát triển tại Trung Quốc.

Thái Lan thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với nhập khẩu máy móc thiết bị mới, cho phép đưa những chuyên gia nước ngoài tới làm việc tại Thái Lan, môi trường đầu tư Thái Lan còn phân biệt ưu tiên, ưu đãi đối với từng nhóm dự án đầu tư cụ thể được phân loại theo hàm lượng khoa học công nghệ tiên tiến và mức chuyển giao công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

Trung Quốc sử dụng chính sách về thuế để thu hút ĐTNN, đồng thời thành lập một số cảng và khu ngoại quan miễn thuế. Cùng với thuế là chính sách về thời gian thuê đất và giá đất hết sức ưu đãi, chính sách hỗ trợ về tài chính, ngoại hối.

Thái Lan sử dụng những chính sách ưu đãi bằng thuế và phi thuế, cụ thể là: miễn giảm các loại thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng, cho phép công dân nước ngoài vào Thái Lan để nghiên cứu cơ hội đầu tư, cho phép sở hữu đất đai, mang lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ.

- Luôn luôn cải thiện môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng để thu hút ĐTNN ở mỗi nước. Chính phủ TQ và TL nhận thấy rõ được yêu cầu phải xây dựng được môi trường đầu tư hoàn hảo để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với môi trường đầu tư cứng:

• Chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng gồm giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

• Nâng cao năng lực cung cấp và chất lượng của nhiên liệu, nguyên liệu thô và các nguyên liệu phục vụ sản xuất.

• Cung cấp các điều kiện ưu đãi về quản lý mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp nước ngoài

Đối với môi trường đầu tư mềm:

• Tăng cường kế hoạch hóa và phối hợp thu hút ĐTNN giữa Trung ương và địa phương

• Đổi mới toàn diện hệ thống hành chính về cấp phép đầu tư. • Tăng cường thành lập và cải thiệu cơ chế giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu tiểu luận đầu tư quốc tế chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của trung quốc, thái lan và bài học cho việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w