Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải dùng kèm kali clorua.
Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch, nếu mạch chậm phải báo cho bác sĩ biết[9].
Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim, siêu âm, X quang phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm.
- Theo dõi:
Mạch, nhịp tim, ECG.Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim. Lượng nước tiểu trong 24 giờ[4],[9].
Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.Tình trạng tinh thần, màu sắc da.
- Giáo dục sức khỏe:
Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng, gắng sức và các biến chứng nguy hiểm của suy tim nếu không được điều trị,chăm sóc tốt.
Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động[4],[9].
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ khám định kỳ.
3.1.5. Đánh giá quá trình chăm sóc
Một bệnh nhân suy tim được đánh giá chăm sóc tốt nếu:
Bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ lại,mạch giảm, số lượng nước tiểu dần dần trở về bình thường.
Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần. Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.
Các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm được theo dõi và ghi chép đầy đủ. Bệnh nhân được hướng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp,đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị và chăm sóc của thầy thuốc.
3.2.NHỮNG LƯU Ý VÀ CÁCH PHÒNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀYCỦA BỆNH NHÂN TIM MẠCH CỦA BỆNH NHÂN TIM MẠCH
3.2.1.Nhận thức đúng về bệnh
Hiện nay y học phát triển, bệnh tim không còn đáng sợ. Bệnh nhân cần xây dựng cho mình lòng dũng cảm, sự tự tin và khả năng chiến thắng bệnh tật.
Các triệu chứng bệnh khi đã mất đi không phải bệnh đã khỏi. Bệnh nhân cần duy trì việc đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, uống thuốc, điều chỉnh tinh thần và ăn uống hợp lý.
3.2.2.Không để trạng thái buồn phiền ảnh hưởng đến tim
Bệnh nhân nên giữ trạng thái tâm lý ổn định, tránh những tác động mạnh về tinh thần như tức giận, phẫn nộ, u uất…làm tái phát bệnh hoặc bệnh nặng lên. Vậy có thể khống chế bằng cách tham gia thể dục, nhưng tập luyện theo đúng yêu cầu và mức độ vận động và số lần tập.Mỗi tuần tập 3-5 lần, mỗi lần 15-20 phút, tùy mức độ chạy bộ, đi bộ, tập bài thể dục chân tay[6].
Bệnh nhân cần tiến hành điều trị tâm lý, từng bước điều chỉnh cảm xúc của mình, uốn nắn những biểu hiện tâm lý không tốt. Bệnh nhân có thể đọc sách hài, giải trí, tri thức cơ bản…hoặc chú ý đến sở thích cá nhân như nghe nhạc, vẽ tranh, câu cá…
3.2.3.Nụ cười phù hợp cho tim
Nụ cười bình thường đều rèn luyện cho các cơ quan tim, phổi, gan, lồng ngực, thúc đẩy của hệ thống nội tiết, giúp giải tỏa buồn phiền vừa làm giảm các chứng đau.Nhưng cười quá nhiều, cười to, cười rũ rượi không có lợi cho sức khỏe, với bệnh nhân tim càng ảnh hưởng rõ rệt, làm tăng nhịp tim, huyết áp tăng cao …dễ dẫn tới hoại tử cơ tim[6].
3.2.4.Chế độ hoạt động và nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và hoạt động tuân thủ mức độ bệnh, hoạt động vừa sức.Không hoạt động thể lực nặng như leo núi, chạy đường dài,đá bóng, chơi bóng rổ[6]…
Khi hoạt động và thay đổi tư thế, các động tác cử động chậm rất quan trọng giúp máu được điều hòa.Ngủ dậy không dậy đột ngột, nên lằm trên giường một lúc, sau ngồi dậy từ từ và đứng dậy.
Nghỉ trưa có lợi cho sức khỏe người bệnh. Nghỉ trưa 30 phút tỷ lệ phát bệnh giảm 30% so với bệnh nhân không ngủ trưa[6].
3.2.5.Người bệnh nên tắm nước ấm ở nhiệt độ phù hợp, tuyệt dối không tắm nước lạnh, không tắm khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
Bệnh nhân ngâm mình trong nước ấm kích thích thần kinh giao cảm, mao mạch giãn nở, tuần hoàn máu tăng lên, nhưng không ngâm quá lâu tăng gánh nặng cho tim.
Tắm nước lạnh khiến động mạch vành bị kích thích gây co giật dẫn đến thiếu máu, thiếu oxy và nguy cơ hoại tử cơ tim.
Khi tắm lúc đói sức lực bị tiêu hao sẽ nguy hiểm.Tắm khi ăn no, dạ dày và ruột và các cơ quan hoạt động tăng lên, việc cung cấp máu cho cơ tim không đủ làm tăng gánh nặng cho tim .
3.2.6.Về ăn uống
Uống thuốc đúng giờ, không uống nước đá, không uống rượu, cà fe,không hút thuốc lá.
Ăn hạn chế muối tùy theo mức độ bệnh.Không ăn đồcay, đồ ăn kích thích mạnh,ăn giảm cholesterol, mỡ, đường.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả(táo, chuối, cam quýt, nho, dưa hấu…). Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, nên dùng tỏi trong bữa ăn(tỏi làm tiêu vệt sơ vữa động mạch)[6].
Không ăn quá no, quá nhiều, không bỏ bữa đặc biệt bữa sáng (bỏ bữa sáng làm độ dính máu tăng cao gây dón cục).
3.3. TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
Bệnh nhân: Lê Thị Xuân 21 tuổi Giới tính: Nữ Vào viện ngày thứ 5
Chẩn đoán khi vào viện: Bệnh cơ tim giãn – suy tim Chẩn đoán hiện tại: Bệnh cơ tim giãn – suy tim
Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh táo, hết khó thở, hết phù chi Người còn mệt
Huyết áp thấp: 80/50mmHg
Đi tiểu số lượng ít: 1000ml/ 24 giờ Lo lắng, bi quan về sức khỏe do bị bệnh.
BỆNH ÁN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM
A. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên bệnh nhân:LÊ THỊ XUÂN 2.Tuổi: 21 3. Giới: Nữ 4. Nghề nghiệp: Làm ruộng 5. Dân tộc: Kinh
6. Địa chỉ: Xóm 2 - Quỳnh Trang – Quỳnh Lực – Nghệ An
7. Khi cần liên lạc với: Anh trai Lê Đăng Năm cùng địa chỉ, điện thoại 0966.693.815
8. Thời gian vào viện: 2 giờ 30 phút ngày 08/7/2014
B. CHUYÊN MÔN