Trong suy tim, máu thường ứ lại các cơ quan ngoại biên nên rất rễ tạo cục máu đông trong hệ thống tuần hoàn, từ đó rễ gây ra tai biến tắc nghẽn mạch. Vì vậy phải dùng thuốc chống đông không những trong trường hợp cấp tính như tắc động mạch phổi, não, chi…mà điều trị dự phòng các trường hợp suy tim,tim to, nhất là trong trường hợp có thêm loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ[7].
Bên cạnh heparin, được sử dụng trường hợp có tắc mạch cấp, còn sử dụng các loại thuốc chống đông thuộc nhóm kháng vitamin K.
2.5.2. Điều trị theo nguyên nhân
Ngoài những biện pháp điều trị chung, ta còn cần phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt, tùy theo từng loại nguyên nhân đã gây ra suy tim.
+ Trường hợp suy tim do cường tuyến giáp: phải điều trị bằng kháng giáp trạng tổng hợp hoặc nếu cần phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
+ Trong trường hợp suy tim do thiếu vitamin B1 thì phải dùng vitamin B1 liều cao.
+ Trường hợp suy tim do rối loạn nhịp tim kéo dài thì cần điều trị những loạn nhịp tim đó bằng thuốc, bằng sốc điện hoặc bằng đặt máy tạo nhịp.
+ Trường hợp suy tim do nhồi máu cơ tim: có thể can thiệp trực tiếp vào chỗ tắc của động mạch vành bằng cách bơm thuốc làm tan cục máu đông tại nơi tắc mạch, nong và đặt Sten độngmạch vành hoặc phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành[7].
+ Đối với một số bệnh van tim hoặc một số dị tật bẩm sinh của tim đã gây ra suy tim thì có thể phẫu thuật (nong van bằng bóng, thay van hay sửa chữa các dị tật) khi đã điều trị nội khoa cho bớt suy tim đề phòng các đợt suy tim tái phát.
+ Một số thể suy tim đặc biệt như các cơn hen tim, cơn phù phổi cấp … thì phải xử trí ngay như những phác đồ kinh điển đã biết.
3.CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM3.1. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 3.1. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
3.1.1. Nhận định- Hỏi bệnh: - Hỏi bệnh:
Khi tiếp xúc với một bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim, người điều dưỡng cần hỏi bệnh nhân bằng những lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ trả lời[4].
+ Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ? + Có mắc bệnh gì liên quan đến bệnh tim mạch không?
+ Bệnh nhân đã dùng thuốc gì chưa? Có đáp ứng với thuốc đó không ? + Số lượng nước tiểu trong ngày là bao nhiêu?
+ Có bị phản ứng với thuốc nào không? + Có bị khó thở không?
+ Có bị xanh tím không?
+ Khó thở bình thường hay gắng sức?
- Quan sát:
Tình trạng tinh thần
Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân[4]. Quan sát tĩnh mạch cổ.
Kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực. Tình trạng phù toàn thân, mí mắt và mắt cá.