Chất phụ gia khác(4, 8, 9)

Một phần của tài liệu Làm nến màu và thơm (Trang 37)

2.1.9.1 Acid stearic

Acid stearic có công thức cấu tạo là CH3(CH2)16COOH có tên khoa học là acid octadecanoic là một trong những acid béo bão hòa có trong thực vật, mỡ động vật. Nó

có dạng bột và dạng hạt, màu trắng, có độ béo, nhiệt độ nóng chảy khoảng 70°C. Tan trong ester, ít tan trong benzen, clorofom, acid acetic.

Trong mỡ động vật chứa 9-12% acid stearic.

Acid stearic được sử dụng để:

– Nâng cao điểm nóng chảy của sáp có điểm nóng chảy thấp. – Hạ thấp điểm nóng chảy của sáp có nhiệt độ nóng chảy cao. – Làm cho màu sắc của nến sáng và bóng hơn.

– Làm cho nến cứng hơn.

– Giúp nến cháy lâu hơn do các điểm nóng chảy cao hơn.

Acid stearic là một phụ gia không độc hại làm tăng độ đục và độ cứng của nến.

Nên thêm khoảng 3 muỗng canh vào 450 gam sáp.

Nếu để tạo hiệu ứng lốm đốm thì dùng khoảng 1/2-1 muỗng vào 450 gam sáp. Nên bắt đầu với một tỉ lệ thấp và thêm từ từ để đạt được kết quả mong muốn.

Không nên sử dụng khuôn cao su khi có sử dụng acid.

2.1.9.2 VybarTM

VybarTM làmột polymer, trong nến thì VybarTM chủ yếu được sử dụng để giúp cho hương liệu kết hợp tốt với sáp.

Thông thường thì nên thêm khoảng 28 gam cho 450 gam sáp, nếu thêm quá nhiều chất phụ gia này vào thì mùi thơm sẽ kết hợp thật chặt với sáp sẽ vô hiệu hóa mùi thơm. Có thể giảm tỉ lệ VybarTM xuống nếuchưa có được mùi thơm như ý.

Nên thử nghiệm nhiều lần để tìm ra một tỉ lệ tốt.

Đặc điểm của VybarTM

– Giúp cho sản phẩm nhất quán hơn. – Loại bỏ những vết lốm đốm. – Tăng độ dẻo.

– Làm nổi bậc các màu sắc, làm cứng bề mặt nến và giúp loại bỏ các bong bóng bề

mặt.

– Trái ngược với acid stearic, nó không sửa đổi các điểm nóng chảy của sáp nến.

– Trong sản xuất nến thì có 3 loại VybarTM thường được sử dụng nhiều là:

+ VybarTM 103 hoạt động tốt nhất với parafin có điểm nóng chảy cao (57°C trở

lên).

+ VybarTM 206 sử dụng tốt cho sáp có điểm nóng chảy thấp hơn 57°C. + VybarTM343 được sử dụng để tạo ra những vết lốm đốm trên bề mặt nến.

2.1.9.3 Dầu khoáng hay còn gọi là dầu parafin

Dầu này chủ yếu được sử dụng trong nến để tạo những lốm đốm cho nến.

2.1.9.4 Chất ức chế tia UV

Chất ức chế tia UV là một chất ổn định tia cực tím từ ánh sáng mặt trời hay ánh

sáng nhân tạo có thể ảnh hưởng đến màu sắc của ngọn nến. Nếu không thêm chất ức

chế tia cực tím vào nến thì khi tiếp xúc lâu dài với ánh sáng nến sẽ bị phai màu sắc.

Nên sử dụng khoảng 1/8 đến 1/2 muỗng cà phê cho 450 gam sáp.

2.2. Những điều cần lưu ý khi làm nến(4, 5)

2.2.1. Nguyên tắc cháy của ngọn nến

Ánh sáng của ngọn nến được phát ra từ tim nến nhưng ngọn lửa lại không được

tạo bởi tim nến. Nó chỉ là nơi để ngọn lửa được tạo ra.

Cung cấp ngọn lửa cho nến thông qua tim nến, bề mặt của nến tiếp xúc với tim

nến nóng chảy và làm bốc hơi một lượng nhỏ nhiên liệu. Sau khi bay hơi, nhiên liệu

nến có đủ nhiệt để giữ nến cháy qua các quá trình sau. Nhiệt của ngọn lửa làm cho bề

mặt sáp hóa lỏng. Sau khi hóa lỏng, sáp lỏng di chuyển lên tim nến qua hiện tượng

mao dẫn, sáp lỏng này được bay hơi và được đốt cháy trong ngọn lửa. Vùng ngọn lửa

màu xanh là hydro được tách ra từ nhiên liệu và đốt để tạo hơi nước. Phần sáng màu vàng là phần còn lại của carbon được oxi hóa để tạo thành carbon dioxid (CO2).

Để chứng minh sáp bốc hơi và cháy làm hai thí nghiệm sau:

Đặt một đầu của ống kim loại hoặc thủy tinh có hình dạng giống như ống hút 10 đến 15 cm vào ngọn lửa của một ngọn nến với một góc 45°, chúng ta có thể thấy ánh

sáng phát ra ở phía trên của ống. Do hơi dầu chảy bám lên thành ống và làm nguyên liệu cho ngọn lửa thứ hai.

Khi thổi tắt một ngọn nến, thấy có một luồng khói trắng bay ra, đó là dầu và hơi nước ngưng tụ lại thành một dạng nhìn thấy được. Nó tiếp tục bay hơi nếu tim nến còn đủ

nóng. Nếu cung cấp ngọn lửa cho tim nến lúc này, sẽ thấy ngọn lửa di chuyển xuống đến bề mặt sáp.

2 2.1 Tạo bề mặt trơn, bóng

Thông thường thì các ngọn nến sẽ có một bề mặt trơn bóng chủ yếu là do nhiệt độ của sáp khi đổ vào khuôn nến tương đối cao.

Các nguyên tắc là: Khi sáp nóng nhanh hơn và nguội nhanh hơn thì một ngọn

nến hoàn thành sẽ có một bề mặt trơn bóng. Vì vậy để có một cây nến với bề mặt trơn

bóng thì nên đổ sáp vào khuôn ở nhiệt độ cao, khoảng 85°C và đẩy nhanh quá trình làm nguội bằng cách đặt khuôn vào một cốc nước lạnh. Khi nến nguội, tháo nến ra

khỏi khuôn và có thể dùng cồn tinh khiết lau nhẹ cho bề mặt nến sáng hơn.

Do nhiệt độ tương đối cao khi đổ sáp, sáp có thể giảm đi rất nhiều khi nguội. Do đó nên đổ thêm sáp nóng vào khi sáp trong khuôn nguội dần.

Hình 2.4: Nến có bề mặt trơn, bóng

2.2.2 Tạo bề mặc nến thô, mộc

Với kỹ thuật này sẽ tạo ra một ngọn nến có bề mặt không bóng mịn nhưng mộc

mạc.

Để đạt được hiệu ứng này cần phải đổ sáp vào khuôn ở một nhiệt độ thấp nhất

có thể khoảng 60°C hoặc nấu sáp chảy hoàn toàn rồi đợi đến khi bề mặt sáp bắt đầu đông lại đó là dấu hiệu sáp trở về trạng thái rắn. Đây là thời điểm tốt nhất để từ từ đổ

nến vào khuôn.

Bởi vì khuôn không được làm nóng và sáp ở nhiệt độ thấp như vậy, bằng cách đổ từ từ sáp vào khuôn sẽ tạo ra vô số các đường vằn, ngang.

Tuy nhiên khi đổ sáp ở một nhiệt độ thấp như vậy thì có thể có bọt khí bên trong.

Hình 2.5: Nến có bề mặt thô, mộc

2.2.3 Bề mặt bông tuyết (lốm đốm)

Kỹ thuật này làm cho bề ngoài của nến có những vết lốm đốm bên trong nến

giống như những bông tuyết dưới bề mặt nến.

Để đạt được hiệu ứng này cần lưu ý

– Lau bề mặt khuôn với một ít dầu hỏa. – Thêm 4 muỗng nhỏ dầu vào 450 gam sáp. – Làm chậm quá trình làm mát càng lâu càng tốt.

– Nếu sử dụng khuôn kim loại thì nên làm nóng khuôn trước khi đổ sáp vào.

Lưu ý là không bao giờ sử dụng phụ gia VybarTM nếu muốn tạo hiệu ứng này, chỉ được sử dụng loại VybarTM 343 dành riêng cho nến muốn tạo bông tuyết.

Hình 2.6: Nến có bông lốm đốm

2.2.4 Một số loại nến cơ bản

Sau khi đổ sáp vào khuôn ở nhiệt độ cao, sáp bắt đầu đông lại sớm nhất ở thành khuôn, tim nến và hình thành những vết lõm. Đây là hiện tượng bình thường vì bản

chất của sáp là sẽ giãn nở ra khi nóng và co lại khi nguội. Vì vậy giữ lại một lượng nhỏ sáp để lắp vào nến khi nến lõm đi nhưng cần phải đảm bảo rằng không có bọt khí trong

sáp. Nên đổ nến vào khuôn ở nhiệt độ thấp nhất có thể để hạn chế nến bị lõm. Khoảng

một giờ sau nến nguội nếu khó lấy nến ra khỏi khuôn có thể đặt nến vào tủ lạnh thì sẽ

dễ dàng lấy nến ra.

Nến parafin và sáp ong

Nến Trụ: Không phải là nến dễ thực hiện nhất nhưng là hình dạng phổ biến và tiết

kiệm sáp.

Nguyên liệu làm nến:

– Sáp ong, parafin, acid stearic.

– Tim nến phù hợp với đường kính khuôn.

– Bột màu, khuôn nến hình vuông hay hình trụ.

Với loại nến này thường sử dụng hỗn hợp 80% parafin, 20% acid stearic. Do tỉ

lệ khá cao của acid nến sẽ xuất hiện những vết lốm đốm. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi tỉ lệ giữ parafin và acid hay parafin và sáp ong để đạt được hiệu ứng mong muốn.

Cắt chiều dài tim nến hơn chiều dài khuôn khoảng 2 cm, một đầu gắn vào nút

để cố định tim. Đặt đầu cố định vào khuôn. Khi sáp đạt nhiệt độ yêu cầu thì thêm màu

và hương thơm vào, khuấy nhẹ tay và tránh bọt khí. Sử dụng một lượng nhỏ màu cũng đủ tạo cho một khối lượng lớn sáp và có một màu sắc đẹp.

Kiểm tra nhiệt độ, nếu dưới 80°C thì cần phải tăng nhiệt độ lên rồi đổ vào khuôn từ từ để tránh bọt khí.

Nếu là khuôn kim loại thì nên làm nóng khuôn trước khi cho sáp vào. Nên giữ

lại một ít sáp để bổ sung vào khuôn khi thể tích nến bị giảm khi nguội đi.

Hình 2.7: Các quá trình đổ nến trụ

Nến tạ ơn (nến cúng)

Là loại nếnthường dùng để thắp trong những nơi thờ cúng như chùa, nhà thờ. Nguyên liệu để làm loại nến này là parafin, sáp ong, acid stearic, màu hương thơm.

Đun chảy sáp và để nhiệt độ đạt khoảng 90°C thêm màu, hương thơm, khuấy

nhẹ tay khoảng 1 đến 2 phút. Đổ vào khuôn một lượng nhỏ sáp khoảng 1,5 cm vào khuôn. Khi sáp bắt đầu nguội thì cho tim nến vào ngay tâm của khuôn, khi tim nến được cố định thì đổ sáp vào khuôn.

Hình 2.9: Các bước làm nến cúng

Nhiệt độ sáp đổ vào phải giữ như lúc ban đầu. Dùng tay cố định tim nến đến khi

nến đông lại. Khi nến bắt đầu đông lại, sáp nguội sẽ bắt đầu co lại. Dùng que đâm

xuyên dọc theo tim nến để loại các bọt khí và làm cho sáp được vững chắc hơn khi bổ

sung thêm sáp vào. Trong khi sáp trong khuôn còn nóng thì làm nóng sáp ở ngoài cho vào khuôn.

Ở loại nến này thường sử dụng ba công thức sau:

– Công thức 1 450 gam sáp parafin 1 muỗng Vybar ½ muỗng acid stearic – Công thức 2 450 gam parafin 1 muỗng Vybar 1 muỗng acid stearic – Công thức 3 20% sáp ong 80% parafin

Nến nước đá(4, 11)

Chuẩn bị một khuôn hình trụ lớn, một cây nến làm lõi, chất màu và hương liệu,

sáp ong hoặc sáp parafin có nhiệt độ nóng chảy cao.

Nấu chảy sáp, sáp nấu chảy phải ở nhiệt độ thật cao khi đổ khuôn.

Dùng nến dài cho loại nến dài và nến tròn cho loại nến vuông. Nếu cây nến dài

hơn khuôn chứa thì cắt bớt phần đuôi nến hay đốt cháy phần ngọn nến.

Giữ chặt lõi nến trong khuôn, cho nước đá vào, kích cỡ và hình dáng viên đá

quyết định hình dáng sản phẩm, nên sử dụng đá nhỏ cho lõi tròn khuôn vuông và đá

lớn cho nến dài.

Hình 2.10: Các bước làm nến nước đá

Khi sáp lỏng khoảng 200°C cho màu và hương liệu tùy ý vào.

Đổ một ít sáp để cố định lõi và lấp đầy phần đáy, cho nước đá vào khuôn, đổ

sáp vào khuôn nhanh và cẩn thận để tránh sáp bắn tung tóe và đá chảy ra.

Sau khi đổ khuôn để đèn cầy nguội, nước đá lạnh làm cho nến nhanh nguội hơn nhưng tốt nhất nên để khoảng một giờ cho nến nguội hẳn. Cắt bỏ phần lõi nến dư ra.

Hình 2.11: Nến nước đá

Làm vỏ nến

Nguyên liệu: Nến trắng, lá, hoa khô, hay vỏ sò…Một khuôn lớn và một khuôn nhỏ hơn không đáy.

Nấu chảy sáp cho vào khuôn lớn sau đó đặt khuôn nhỏ không đáy vào bên trong. Nhanh tay thả hoa lá khô hay vật trang trí tùy thích vào trước khi sáp đông lại.

Khi lớp nến bên ngoài đông lại thì nhẹ nhàng gỡ bỏ phần khuôn bên trong ra,

đổ hết phần thừa ra ngoài.

Đến khi nến cứng lại hoàn toàn thì mới lấy nến ra khỏi khuôn. Không nên làm vỏ nến quá dày. Đặt vào trong một cây nến nữa.

Nến có vỏ đựng: sử dụng 2 màu sắc cho một ngọn nến.

Vỏ nến sẽ mỏng hơn so với lõi nến. Nên sử dụng acid stearic để làm tăng độ

cứng và độ đục để hạn chế màu sắc của lõi nến xuyên ra ngoài.

Nấu sáp khoảng 100°C. Đổ vào khuôn đến khi sáp bắt đầu đông lại tùy vào khoảng 10-30 phút tùy vào tốc độ nguội của nến để vỏ nến đủ dày theo ý muốn trút bỏ được. Có thể dùng dao được làm nóng để loại bỏ sáp thừa ở mặt trong. Để cho vỏ nến

khô hoàn toàn. Nấu chảy sáp khác để làm lõi nến, phối màu sao cho màu sắc của vỏ

nến và lõi nến tương phản với nhau. Khi sáp khoảng 70-80°C cho sáp vào vỏ nến thấp hơn khoảng 5 mm bề mặt.

Hình 2.12: Các bước làm nến có vỏ đựng

Ngoài ra còn có thể sử dụng ly, lọ bằng thủy tinh, bằng nhựa, sứ để chứa nến,

tạo ra nhiều kiểu dáng với nhiều màu sắc và hương thơm khác nhau.

Hình 2.13: Các loại vỏ nến

Nến Gel:

Nến gel cháy lâu gấp 3 đến 4 lần sáp parafin, tuy nhiên gel không hoàn toàn ở

thể lỏng hay ở thể rắn nên khi cháy tim hay bị gục đầu.

Nhưng với loại nến này có thể trang trí bất kỳ vật liệu gì.

Để làm loại nến này cần những vật đựng như ly, cốc thủy tinh, những vật trang trí như lá, hoa khô, vỏ sò, cát, kim tuyến…

Nấu chảy gel nến đến khoảng nhiệt độ 80-90°C, cho màu sắc, hương thơm, kim tuyến vào, cho gel từ từ vào vật đựng để tránh bọt khí, cho vật trang trí và tim nến vào,

để nguội khoảng một giờ.

CHƯƠNG 3: PHẦN THỰC NGHIỆM

3.1 Nội dung và phương pháp

3.1.1 Nội dung

– Tạo ra một số kiểu nến từ sáp parafin, sáp ong, gel với màu sắc và hương thơm

khác nhau.

– Nhận xét màu sắc, mùi thơm, thời gian cháy của các sản phẩm. – Nhận xét ưu, nhược điểm của sản phẩm.

3.1.2 Phương pháp

Để tạo ra sản phẩm từ sáp chủ yếu dựa vào quy trình làm nến cơ bản và những lưu ý khi làm nến.

* Quy trình làm nến cơ bản: Cân một lượng sáp cần lấy cho vào cốc đun trên bếp điện ở nhiệt độ khoảng 70-80°C cho sáp chảy ra hoàn toàn.

Cho thêm một lượng thích hợp chất phụ gia, màu khuấy điều. Chuẩn bị khuôn,

cố định tim nến vào khuôn, đổ sáp vào để nguội, khi sáp bắt đầu nguội thì sáp có thể bị

co lại làm nến bị lõm xuống, lấy sáp nến ra khỏi khuôn, nếu khó lấy ra thì để vào tủ

lạnh khoảng 15 phút sẽ lấy ra dễ dàng, dùng cồn tinh khiết lau lại, nến sẽ sáng hơn.

Nên làm lạnh nến trước khi đốt nến sẽ cháy được lâu hơn.

3.2 Dụng cụ và hóa chất 3.2.1 Dụng cụ – Bếp điện – Nhiệt kế – Tủ lạnh – Cốc nhôm – Cốc thủy tinh – Ống nhỏ giọt – Khuôn

– Ly, tách, cốc nhựa, thủy tinh…

– Acid stearic

– Cồn tinh khiết

– Sáp ong – Gel nến

– Các phẩm màu không phân cực

– Mùi hương (hoa hồng, hoa nhài) tan trong dầu.

3.3 Kết quả ● Kiểu nến

– Sử dụng sáp parafin, mùi hương và bột màu để tạo ra một số kiểu dáng nến đơn

giản từ những vật dụng như ly thủy tinh, ly nhựa, tách.

Hình 3.1: một số nến làm từ 100% sáp parafin

Hình 3.3: Một số kiểu nến gel – Nến có bề mặt trơn, bóng Hình 3.4: Nến có bề mặt trơn, bóng – Nến có bề mặt thô mộc

Hình 3.5: Nến có bề mặt thô, mộc – Nến có vỏ đựng Hình 3.6: Các loại nến có vỏ đựng

● Nhận xét màu sắc, mùi thơm, thời gian cháy của các sản phẩm

Một phần của tài liệu Làm nến màu và thơm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)