- Môi trƣờng nhân sinh khối: Các môi trường sử dụng trong nghiên cứu gồm SX1, SX2, SX3 Kết quả xác định sinh khối đạt cao nhất ở môi trường SX1 đối với chủng XK112, mô
3.4.2. Khả năng sử dụng chất thải chăn nuôi sau xử lý làm phân bón
Sau 21 ngày ủ, các hợp chất hữu cơ được chuyển hoá nhờ hoạt động sống của VSV nên sản phẩm sau ủ mủn và tơi xốp, kích thước hạt nhỏ hơn. Màu sắc chuyển từ nâu (phân lợn) hoặc vàng (phân gà) thành nâu sẫm hoặc vàng sẫm. Độ ẩm giảm, đặc biệt là không còn mùi hôi thối khó chịu của chất thải ban đầu. Sau 21 ngày xử lý nhiệt độ trong túi sản phẩm sau ủ từ chất thải chăn nuôi gà và lợn ở công thức TN ổn định trong 3 ngày liên tiếp với mức chêch lệch nhiệt độ <0,50C, chứng tỏ nguyên liệu được ủ sau 21 ngày đã hoai mục, đạt độ chín theo quy định. Trong khi đó ở công thức ĐC, nhiệt độ túi sản phẩm không ổn định, vẫn có sự chênh lệch lớn hơn 10
C giữa các lần đo chứng tỏ vẫn diễn ra quá trình chuyển hoá các chất, nguyên liệu ủ chưa hoai mục. Kiểm tra độ chín, hoai mục của phân ủ cũng được thực hiện theo phương pháp thử nghiệm cây trồng: Công thức TN, khối lượng trung bình của 3 lần thí nghiệm là 105,3g, chứng tỏ các hợp chất hữu cơ trong chất thải đã chuyển hoá tốt, không còn ức chế sự nảy mầm của hạt cải, phân ủ đã đạt yêu cầu độ chín, độ hoai mục.
Phân lợn trước ủ: Màu đen, ướt và vón cục.
Phân lợn sau ủ: Màu nâu, vón
(ĐC: không có VSV)
Phân lợn sau ủ: Màu nâu, xốp
TN: Xử lý bằng VSV
Phân gà trước ủ: Màu vàng, không tơi xốp
Phân gà sau ủ: Màu nâu, không tơi xốp (ĐC: không có VSV)
Phân gà sau ủ: Màu nâu, xốp TN: Xử lý bằng VSV
Hình 3.29. Màu sắc và kết cấu của chất thải chăn nuôi trước và sau ủ