Hiệu quả chuyển hóa các thành phần dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 26 - 27)

- Môi trƣờng nhân sinh khối: Các môi trường sử dụng trong nghiên cứu gồm SX1, SX2, SX3 Kết quả xác định sinh khối đạt cao nhất ở môi trường SX1 đối với chủng XK112, mô

3.4.1.2. Hiệu quả chuyển hóa các thành phần dinh dƣỡng

Trong thành phần chất thải chăn nuôi dạng rắn, các mẫu sau khi sấy khô để xác định độ ẩm được phân tích tỷ lệ các thành phần chủ yếu gồm: OM (chất hữu cơ), N, P2O5, K2O. Kết quả phân tích (tính theo khối lượng khô) đã xác định sự thay đổi về thành phần hoá học của hai loại chất thải chăn nuôi lợn và gà sau quá trình ủ và sự sai khác giữa công thức TN và ĐC.

Tỷ lệ OC ở cả hai công thức TN và ĐC đều giảm so với ban đầu, chứng tỏ ở cả hai công thức ủ đều diễn ra quá trình phân giải các hợp chất hydratcacbon. Tỷ lệ OC chỉ giảm khoảng 20% ở công thức ĐC nhưng lại giảm tới 40% ở công thức TN. Sự sai khác này chứng tỏ khi xử lý chất thải bằng VSV, quá trình phân giải xenluloza, tinh bột diễn ra mạnh hơn và nhanh hơn nên sau 21 ngày ủ tỷ lệ các hydratcacbon ở công thức TN giảm nhiều hơn so với ĐC.

Do tỷ lệ OC trong tổng lượng chất khô đều giảm ở cả hai công thức kéo theo tỷ lệ % trong tổng lượng chất khô củaP2O5 và K2O của hai công thức đều tăng nhẹ mặc dù thực chất tổng lượng P, K không tăng lên so với cơ chất ban đầu. Mức độ giảm OC% của công thức TN cao gấp 2 lần so với ĐC do đó mức tăng P2O5 và K2O ở công thức TN cũng cao hơn so với công thức ĐC. Công thức ĐC, N% giảm từ 2,68% xuống 2,27% ở chất thải chăn nuôi lợn và giảm từ 2,84 xuống 2,3% ở chất thải chăn nuôi gà. Trong công thức TN, N% giảm từ 2,68% xuống 2,5% ở chất thải chăn nuôi lợn và giảm từ 2,84 xuống 2,5% ở chất thải chăn nuôi gà. Mức giảm N% ở công thức TN thấp hơn so với ĐC đối chứng. Như vậy bổ sung VSV khởi động vào chất thải giúp làm tăng quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ và giảm lượng nitơ thất thoát.

Bảng 3.32. Thành phần của chất thải chăn nuôi sau xử lý

Chỉ tiêu phân tích

Thành phần chất thải nuôi lợn Thành phần chất thải nuôi gà

Trước ủ Sau ủ Trước ủ Sau ủ

ĐC TN ĐC TN Độ ẩm (%) 68 42 20 56 37 20 pH 5,6 7,2 6,9 5,8 7,4 7,1 OC (%)* 25,35 19,8 14,2 5 26,4 21,0 15,9 N (%)* 2,68 2,27 2,5 2,84 2,3 2,5 P2O5 (%)* 0,31 0,32 0,34 0,78 0,82 0,86 K2O (%)* 0,38 0,39 0,4 0,63 0,66 0,7 Tỷ lệ giảm OC (%) - 21,9 43,8 - 20,5 39,8

Chú thích: (*): Tính theo khối lượng khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)