Nhóm biện pháp về chi phí đầu vào

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Điện lực Văn Lâm Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 86 - 98)

3.2.1.1 Giải pháp 1: Tăng cường công tác giảm tổn thất điện năng

Hiệu quả công tác quản lý, giảm tổn thất điện năng có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hiệu quả công tác kinh doanh bán điện. Đây cũng là một vấn đề khó, phức tạp và tổng hoà của nhiều yếu tố, tuy nhiên trong phạm vi giải pháp này, cần nhấn mạnh đến công tác quản lý để chống tổn thất điện năng.

Trong những năm qua Điện lực Văn Lâm luôn chú trọng để thực hiện tốt chỉ tiêu này, hầu hết các năm tỷ lệ tổn thất điện năng đều giảm so với kế hoạch

Tuy vậy chỉ tiêu tổn thất điện năng của Điện lực chưa ổn định. Để giảm tổn thất điện năng cần phải áp dụng các biện pháp như: tăng cường giám sát, kiểm tra nội bộ, phối, kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương; áp dụng các đòn bẩy kinh tế và tăng cường biện pháp quản lý nghiệp vụ; cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện và sử dụng các trang, thiết bị tiên tiến, hiện đại. Cụ thể

Đối với công tác đầu tư xây dựng: Triển khai dự án " Xuất tuyến 22kV mạch kép sau TBA 110kV Lạc Đạo cấp điện KCN phố Nối A mở rộng'', " CQT cho ĐZ 472, 463, 465, 467-E28.4" trong năm 2015, CQT lưới điện các xã thuộc huyện Văn Lâm; lắp đặt bổ sung tụ bù trung và hạ áp; lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tốn thất điện năng . Khi công trình hoàn thành có hiệu quả là:

Giảm tổn thất, chống quá tải và nâng cao năng lực truyền tải các đường dây 472, 463, 465, 467 E28.4.

Đảm bảo công suất cấp điện cho các phụ tải phát triển mới KCN Phố Nối A mở rộng 65 ha (hiện có 06 khách hàng đã đăng ký mua điện).

Giảm tải cho đường dây 472 E28.4 ( khoảng 3: 4 MW). Qua tính toán khi dự án đưa vào vận hành tại thời điểm tháng 11/2015 sẽ làm giảm tổn thất điện năng đến toàn Điện lưc là 0,13%.

Đối với công tác sửa chữa lớn các đường dây trung thế và máy biến áp( 10 danh mục trong năm 2015) , đường dây hạ thế 0,4kV sẽ làm giảm tổn thất điện năng toàn Điện lực là 0,04%.

Đối với công tác quản lý kỹ thuật- vận hành:

Thứ nhất, xây dựng phương thức vận hành tối ưu, kinh tế. Căn cứ hiện trạng lưới điện trưng áp( 22-35kV) và nhu cầu phụ tải khu vực huyện Văn Lâm, thực hiện xây dựng kết dây cơ bản lưới điện toàn huyện, lập phương thức vận hành linh hoạt, kinh tế tối ưu khi sa thải phụ tải và đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu điện nhận đầu nguồn, hiệu quả kinh doanh hàng tháng mà Công ty Điện lực Hưng Yên giao.

Thứ hai, duy trì điện áp vận hành tại các khu vực, đảm bảo chất lượng điện áp. Duy trì mức điện áp, cosφ trên các thanh cái 35, 22kV tại các trạm 110kV (trạm 110kV Lạc Đạo), trạm trung gian 35/10kV (trung gian Nhân Vinh) theo quy định và đảm bảo chất lượng điện áp cuối các đường dây trung thế. Thường xuyên kiểm tra tình hình vận hành tụ bù trung thế, hạ thế cả phần tài sản của khách hàng để đảm bảo tụ bù luôn vận hành. Điện lực Văn Lâm chủ động điều chỉnh nấc phân áp để nâng cao chất lượng điện áp cho các khách hàng sử dụng điện, giảm công suất phản kháng truyền tải trên lưới điện. Mặt khác, Điện lực tổ chức kiểm tra, theo dõi và báo cáo tình hình điện áp thấp trên lưới điện hạ áp hàng tháng theo chỉ đạo của Công ty. Điện lực thực hiện việc giảm thiểu các điểm điện áp thấp trên lưới điện 0,4kV theo từng quý.

Thứ ba, tính toán và quản lý tổn thất kỹ thuật lưới điện. Căn cứ hiện trạng lưới điện và kết dây cơ bản, căn cứ tiến độ đầu tư, cải tạo lưới điện tình hình cận hành từng đường dây và trạm biến áp và dự kiến sản lượng thương phẩm cả năm, Điện lực thực hiện trên cơ sở tính toán tổn thất kỹ thuật tại các khu vực lưới điện

trên địa bàn quản lý bằng chương trình PSS/ADEP theo từng đường dây trung áp và từng TBA phân phối của Công ty Điện lực Hưng Yên. Bên cạnh đó ngày sau khi thực hiện tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từng xã hay việc hoàn thành các công trình đầu tư, cải tạo lưới điện Điện lực hiện thực hiện tính toán lại TTKT từng giai đoạn cụ thể thực hiện và đề ra các biện pháp giảm tổn thất từng giai đoạn cho phù hợp.

Thứ tư, chống quá tải các đường dây trung áp, các máy biến áp phân phối. Tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình vận hành các MBA phân phối đầy và quá tải. Lập phương án khắc phục, nâng công suất máy biến áp( lập tờ trình đề nghị luân chuyển, điều động nội bộ các máy biến áp). Thực hiện cân đảo pha các MBA phân phối, không để tình trạng MBA vận hành lệch pha, theo dõi tình hình vận hành các MBA phân phối( kiểm tra định kỳ lưới điện, hay theo dõi qua hệ thống đo xa), xử lý triệt để và kiên quyết các trường hợp sử dụng điện lệch pha vào cao điểm quá quy định( trên 15%). Việc cân đảo pha lưới điện 0,4kV được theo dõi và cập nhật vào sổ theo đúng quy định.

Thứ năm, thực hiện vận hành kinh tế các máy biến áp. Kiểm soát việc đóng điện và tách khỏi vận hành các TBA cấp điện phục vụ bơm, không để TBA nào đóng điện mà khách hàng không sử dụng cho bơm. Vận động khách hàng lắp đặt, sử dụng các MBA có công suất nhỏ phục vụ sinh hoạt, chiếu sán để đưa ra khỏi vận hành các MBA công suất lớn, vận hành non tải. Thực hiện kiểm tra, lập biên bản và tính toán truy thu sản lượng các khách hàng có MBA vận hành non tải theo từng quý.

Thứ sáu tính toán lắp đặt bổ sung và vận hành tối ưu các tụ bù công suất phản kháng. Theo dõi thường xuyên cosφ các nút trên lưới điện, tính toán vị trí và dung lượng lắp đặt tụ bù tối ưu để quyết định lắp đặt trong các năm. Hoán chuyển và vận hành hợp lý các tụ bù trên lưới điện nhằm giảm tổn thất điện năng( TTĐN). Định kỳ kiểm tra vận hành các bộ tụ bù trung hạ thế, kịp thời sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết các bộ đang tách khỏi vận hành( thay thế dây chì, CSV... đối với các bộ tụ trung thế, đấu tắt Congtactor bị lỗi, thay thế aptomat... đối với các bộ tụ bù hạ thế), khôi phục đưa trở lại vận hành. Tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình vận hành các bộ tụ bù của toàn bộ các khách hàng trả tiền công suất phản kháng trên địa bàn

quản lý... lập biên bản với các khách hàng có thiết bị tụ bù hỏng, yêu cầu sửa chữa sớm khôi phục đưa trở lại vận hành và yêu cầu các KH chưa lắp tụ bù tiến hành lắp đặt để đảm bảo cosφ >0,9.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ lưới điện. Tổ chức nghiêm chế độ kiểm tra định kỳ ngày đêm đường dây- trạm biến áp, tăng cường kiểm tra đột xuất lưới điện, chú trọng việc thay thế sứ đỡ, néo dây dẫn bị dầm, nứt, vỡ tán... và tăng cường điểm lèo hở đặc biệt là khu vực trước khi tiếp nhận. Không để các mối nối, tiếp xúc( trên dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị...) tiếp xúc không tốt gây phát nóng dẫn đến tăng tổn thất điện năng lưới điện.

Cuối cùng, xử lý tình trạng vi phạm hành lang lưới điện. Giải phóng hành lang lưới điện 0,4kV ở khu vực các xác tiếp nhận nguyên trạng có dây dẫn đường trục, đường nhánh là dây trần. Tuyên truyền về đảm bảo hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn quản lý. Tổ chức phát quang hành lang an toàn lưới điện cao áp và hạ áp tại các khu vực mới tiếp nhận, kiểm tra các điểm tiếp xúc gần nhất trên các đường trục 0,4kV..

3.2.1.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác ký hợp đồng và thu nợ hợp đồng sản xuất kinh doanh khác

Điện lực tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng mới đảm bảo nguyên tắc, các hợp đồng đã được ký kết thì khách hàng chắc chắn thanh toán.

Đối với các hợp đồng quản lý vận hành tài sản của khách hàng thời hạn 03 năm, khách hàng chưa thanh toán lần nào và Điện lực cũng chưa thực hiện cho khách hàng, Điện lực cùng với khách hàng ký biên bản thanh lý hợp đồng cũ, ký hợp đồng quản lý vận hành theo đơn giá mới theo nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên.

Đối với các hợp đồng quản lý vận hành tài sản của khách hàng thời hạn 03 năm mà khách hàng đã thanh toán một phần, Điện lực đã tiến hành thực hiện các công việc cho khách hàng thì Điện lực tiếp tục yêu cầu khách hàng thanh toán bằng cách: gửi công văn yêu cầu khách hàng thanh toán( định kỳ 01 lần/ tháng) nếu quá

03 lần mà khách hàng không thanh toán, lãnh đạo Điện lực mời khách hàng đến làm việc thỏa thuận để khách hàng thanh toán cho Điện lực. Nếu thực hiện thu được hết số hợp đồng sẽ mang lại cho người lao động 2-3 triệu đồng thu nhập. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện thanh toán, Điện lực sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng.

Đối với các hợp đồng ký mới, nhân viên theo dõi thu nợ tại Điện lực thường xuyên kiểm tra thời hạn thanh toán để đốc thúc khách hàng trả đúng hạn đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực.

Đối với định mức chi phí thí nghiệm và chi phí quản lý vận hành để đảm bảo lợi ích giữa khách hàng và Điện lực, nhằm giữ chân khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới, Điện lực kiến nghị với công ty để giảm chi phí quản lý vận hành và chi phí thí nghiệm qua đó giảm chi phí cho khách hàng.

3.2.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành thiết bị, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục

Trong kinh doanh điện năng, nguồn điện cung cấp cho tiêu dùng cần phải đảm bảo an toàn, liên tục - để đạt được yêu cầu này, công tác quản lý vận hành thiết bị đóng vai trò quan trọng.

Do đặc điểm của hệ thống điện là một thể thống nhất trên toàn bộ các địa phương có mạng điện nối vào hệ thống điện quốc gia nên việc chỉ huy điều hộ hệ thống điện được thống nhất từ điều độ lưới điện quốc gia, điều độ lưới điện miền, điều độ lưới điện khu vực (tỉnh, thành phố) và tới các chi nhánh điện, trạm biến áp khu vực có người trực theo một quy trình chặt chẽ và nghiêm ngặt, phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cấp điện.

Vấn đề kiểm tra định kỳ, đột xuất lưới điện để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết của lưới điện và thiết bị điện là một công việc quan trọng trong việc ngăn ngừa sự cố lưới điện.

Để đảm bảo quản lý vận hành tốt lưới điện ngoài hệ thống các quy trình, quy phạm kỹ thuật đầy đủ, đội ngũ CBCNV có kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao cần phải tích cực trang bị thiết bị máy móc hiện đại phục vụ có

hiệu quả cho công tác quản lý và phân phối điện như xe đặc chủng sửa chữa sự cố, máy kiểm tra công tơ cá nhân, trang thiết bị phục vụ công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh, phục vụ công tác khôi phục xử lý sự cố lưới điện, hệ thống mạng máy tính phục vụ điều độ lưới điện, thu thập và xử lý thông tin về tình hình quản lý và phân phối điện tại các thời điểm của kỳ kế hoạch.

Một mặt cần nâng cao trách nhiệm quản lý, có các biện pháp khuyến khích và xử phạt đối với các CBCNV không hoàn thành trách nhiệm, vi phạm các quy trình, quy phạm trong quản lý vận hành.

3.2.1.4 Giải pháp 4: Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ

Tổ chức tốt việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ chính là khâu quan trọng nhất để giảm được tổn thất điện năng.

Tăng cường theo dõi kiểm tra công tác quản lý công đo đếm điện. Tiến hành thay định kỳ kịp thời các công tơ theo quy định nhất là công tơ của những khách hàng có sản lượng tiêu thụ lớn, công tơ thuộc các khu vực có tổn thất điện năng cao. Trên phương tiện kinh doanh công tơ đo đếm điện như 1 chiếc cân dùng để bán hàng, có thể nói hầu hết các quan hệ giữa bên bán điện và bên mua điện liên quan đến công tơ đo đếm điện năng đó cũng là mối quan tâm của cả bên bán điện và bên mua điện. Do đó công tơ điện phải luôn đảm bảo tính chính xác của nó vì vậy phải tăng cường quản lý chất lượng công tơ. Tất cả các công tơ khi được treo ở trên lưới điện phải được kiểm định chất lượng kẹp chì niêm phong đúng quy định.

Theo quy định của pháp lệnh đo lường nhà nước thì để đảm bảo sự làm việc chính xác của các công tơ đo đếm điện năng thì chậm nhất là 5 năm đối với công tơ điện 1 pha và 2 năm đối với công tơ điện 3 pha phải được thay thế 1 lần. Điện lực phải lập phương án thay thế sớm hơn, chậm nhất 4 năm thay thế định kỳ công tơ 1 pha và phấn đấu 1 năm thay thế định kỳ công tơ 3 pha 1 lần đối với những khách hàng có sản lượng trên 100.000kwh/tháng.

Thường xuyên kiểm tra các công tơ đang vận hành, phát hiện và thay thế kịp thời các công tơ kẹt, cháy…

Có các biện pháp bảo quản công tơ phù hợp với từng địa bàn nhằm chóng lấy cắp điện đồng thời đảm bảo mỹ quan chung của tỉnh. Đối với các khu vực làng mạc, ngõ xóm, khu tập thể cao tầng có tình hình an ninh phức tạp cần cải tạo đưa công tơ ra hòm treo cột ở độ cao thích hợp. Đối với các khu vực phố phường có thể đặt công tơ trong nhà, trong ngõ nhưng phải thiết kế các loại hòm bảo vệ đảm bảo mỹ quan chung đồng thời chống lấy cắp điện.

Triển khai đề án thay thế 5000 công tơ cơ khí 1 pha và 150 công tơ cơ khí ba pha bằng công tơ cơ khí điện tử RF tại khu vực thị trấn Như Quỳnh Văn Lâm với tổng vốn đầu tư là gần 2 tỷ đồng. Khi đề án hoàn thành trong quý 2 sẽ góp phần giảm 0,1% tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Điện lực và rút ngắn thời gian từ khâu ghi chỉ số đến khâu phát hành hóa đơn để thu tiền điện, đồng thời giảm nhân công và đảm bảo an toàn lao động mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Triển khai thực hiện giai đoạn 2 phương án lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu từ xa tại đầu nguồn các TBA công cộng: Lắp đặt 100 hệ thống thu thập số liệu từ xa tại các công tơ đầu nguồn TBA công cộng, trong đó: Nguồn công tơ điện tử 3 giá Elster được lấy từ nguồn công tơ thu hồi của Công ty và nguồn do Tổng Công ty cấp. Dự kiến khi hoàn thành trong quý 3/2015 sẽ góp phần tự động hóa việc quản lý thông số vận hành trạm biến áp phân phối, thuận lợi trong quản lý, xử lý tình trạng mang tải, lệch pha, theo dõi dòng, áp... của MBA phân phối trong quản lý vận hành góp phần giảm sự cố, chống quá tải và giảm tải từ 0,7- 1,2% tỷ lệ tổn thất điện năng tại các TBA. Đồng thời cũng tổng hợp chính xác sản lượng điện giao, điện nhận tại các TBA công cộng, các đường dây trung áp,. xác định chính xác tổn thất điện năng trên lưới phân phối trung- hạ áp.

Tăng cường thu tiền bán điện năng phản ánh, khuyến khích các khách hàng sử dụng điện lắp đặt tụ bù công suất phản kháng để giảm tổn thất điện năng truyền tải trên lưới, tăng năng lực cũng như hiệu suất cử thiết bị.

Cải tạo lại các thiết bị hòm hộp công tơ nhằm chống lấy cắp điện ngay từ công tơ đo đếm điện.

Thực hiện công nghệ ghi và truyền chỉ số công tơ từ xa ở các phụ tải lớn,

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Điện lực Văn Lâm Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w