Thực tiền hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Điện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Điện lực Văn Lâm Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 35 - 42)

nghiệp ngành Điện

Khác với các hàng hóa của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm ngành điện có những đặc thù riêng có. Sản phẩm ngành điện là điện năng (đơn vị tính là kWh). Khác với các hàng hóa khác, trong quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải, cung ứng, tiêu thụ (quá trình chuyển hóa năng lượng điện thành dạng năng lượng khác) được diễn ra đồng thời trong một thời gian. Chính vì lẽ đó nên điện năng không thể tồn kho, tích lũy và cũng không có bán thành phẩm, phế phẩm. Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu. Tính đồng thời của quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu sản xuất phải được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ

Đến thời điểm hiện tại điện vẫn là ngành có tính độc quyền cao khi hiện nay Tập đoàn điện lực Việt Nam( EVN) là người mua và người bán điện duy nhất trên thị trường. Nhà nước quy định và trực tiếp quản lý giá bán điện, theo dõi chặt chẽ quá trình mua bán điện. Nhà nước hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo các quyết định, nghị định của mình. EVN là một trong 6 tập đoàn mạnh của đất nước, giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế.

Các doanh nghiệp của EVN có nhiệm vụ quyết định chiến lược, định hướng chiến lược phát triển ngành điện, phát triển các dự án điện, cân đối nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Với vai trò tuyệt đối trong ngành điện, các doanh nghiệp ngành điện có quyền quyết định gần như tất cả các vấn đề trong ngành như việc mua điện từ đâu, giá mua điện...

* Các mặt doanh nghiệp đạt được

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ngành điện dưới sự lãnh đạo của Tập đoàn, ban lãnh đạo các công ty, các cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động của các đơn vị đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu do Tập đoàn, các Tổng Công ty giao, đảm bảo cung cấp điện liên tục an toàn cho khách hàng, không để sự cố chủ quan xảy ra, xử lý kịp thời các

sự cố khách quan, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định và từng bước được nâng cao. Các hạng mục xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn được thực hiện đảm bảo chất lượng, góp phần củng cố và phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

Đặc biệt, các công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu theo Nghị định của Chỉnh phủ, đó là phát triển lưới điện về vùng sâu, vùng xa, nâng cao tỉ lệ số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia. Thực tế, hiện nay lưới điện đã được phủ kín tại gần hết. Hiện còn một số xã vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo là chưa có điện. Dự kiến việc kéo điện đến các khu vực này sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Năm năm gần đây, ngành điện cũng đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng 153 công trình điện, sửa chữa lơn 195 danh mục công trình và thực hiện sửa chữa thường xuyên 248 công trình, theo đó số trạm biến áp và đường dây tăng dần qua các năm. Cùng với đầu tư phát triển lưới điện, Các công ty Điện đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đạt gần 100% kế hoạch, đưa điện kịp thời đến những nơi trọng yếu có điều kiện phát triển kinh tế như khu công nghiệp, nơi sử dụng phụ tải lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, các công ty Điện lực đã tập trung lãnh đạo các đơn vị mạnh dạn đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Hàng năm, các công ty đã có nhiều sáng kiến, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Song song với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đơn vị luôn phát huy mạnh mẽ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hỗ trợ hộ nghèo, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên... ủng hộ: Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ Vì Trường Sa thân yêu và thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh...

Có thể nói, với vai trò của một ngành kinh tế - kỹ thuật với phương châm “Điện đi trước một bước”, phát huy những kết quả đạt được, tại Đại hội đại biểu lần

thứ VI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, EVN đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục tập trung lãnh đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để việc cung cấp điện an toàn liên tục, có chất lượng, EVN chỉ đạo các đơn vị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cung ứng điện, chất lượng dịch vụ đối với khách hàng, tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất các thiết bị điện, đưa ra phương thức vận hành tối ưu, thực hiện tốt công tác phát triển khách hàng, công tác giao tiếp khách hàng, phục vụ có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 98,3% số hộ dân trên địa bàn cả nước có điện lưới Quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, các Công ty tiếp tục tranh thủ nguồn vốn để xây dựng và cải tạo lưới điện nhằm đáp ứng tăng trưởng về điện từ 15 - 20%/năm. Thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phương thức và lề lối làm việc, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã đề ra. Nhất là các chỉ tiêu về kinh doanh điện năng như điện thương phẩm phấn đấu thực hiện vượt kế hoạch từ 01% - 03%/năm, giảm tỉ lệ tổn thất điện năng từ 0,1% - 0,5%/năm, phấn đấu dư nợ tiền điện là 0 đồng, giá bán điện bình quân phấn đấu tăng so với kế hoạch từ 01 - 3 đồng/kWh/năm và đảm bảo thực hiện công tác quản lý vận hành lưới điện an toàn ổn định, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

* Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đạt được, các doanh nghiệp còn có những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như là:

Giá bán điện do nhà nước quy định. Giá thành điện thực tế cao hơn giá bán, các doanh nghiệp ngành điện chịu lỗ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính hạn chế này là cản trở rất lớn để các doanh nghiệp ngành điện tái đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay các nguồn sản xuất điện nước ta hiện nay chủ yếu là từ nhiệt điện và thủy điện. Các nguồn năng lượng tái tạo hiện đang được ứng dụng thử nghiệm tại 1 số dự án. Nước ta hiện nay đang phụ thuộc vào thủy điện, do đó thường xảy ra thiếu điện vào mùa khô. Do vào mùa nay lượng nước khan hiếm, giá thành sản xuất

điện tăng, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với việc thiếu nước là sự tăng cả giá dầu, giá than. Khi giá dầu thô, giá than tăng, giá thành sản xuất điện (nhiệt điện tăng lên). Cụ thể, hiện nay EVN còn nợ Tập đoàn dầu khí và tập đoàn than khoáng sản hàng nghìn tỷ đồng, và xin trả nợ dần trong một nhiều năm. Gánh nặng trả nợ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của EVN qua đó làm giảm khả năng sinh lời đồng vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các thiên tai như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường xá và các công trình đê cập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp.

Tài sản ngành điện phân tán, không tập trung nên công tác kiểm kê, bảo quản, theo dõi gặp nhiều khó khăn đặc biệt tại vùng có địa hình hiểm trở. Do không thể thường xuyên kiểm kê tài sản nên tình trạng bị mất cắp tài sản, tài sản bị hỏng mà không kịp thời thay thế sửa chữa thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với phương châm "Điện đi trước một bước" nên hàng năm, các doanh nghiệp ngành điện phải bỏ ra một số tiền rất lớn để đầu tư các công trình điện. Nguồn vốn này phần lớn là nguồn đi vay từ nước ngoài và vốn tín dụng trong nước. Thời gian thu hồi vốn lâu, trong thời gian đầu khi mới đầu tư chưa thể mang lại lợi nhuận do vậy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn để thu hồi vốn, gánh nặng trả nợ và lãi vay. Điều này làm cho doanh nghiệp không tận dụng được cơ hội sử dụng vốn, vốn quay vòng chậm, lợi nhuận thấp, hiệu quả kinh doanh thấp.

Các doanh nghiệp ngành Điện không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà trên hết là mục tiêu xã hội. Đảm bảo cung cấp điện cho mọi người dân theo sự chỉ đạo của Chính phủ, do vậy nhiều công trình ngành điện đầu tư không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu dân sinh, chính trị xã hội như xây dựng đường dây điện ra các vùng đảo, vùng biên giới. Các công trình này, không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sản xuất chung của toàn ngành giảm xuống.

Cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp đã được kiện toàn, phát huy được năng lực của ban lãnh đạo và năng lực của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế đó là nhiều người lao động chưa tập trung vào công việc, ỷ lại công việc cho người khác dẫn đến năng suất lao động chưa cao, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

Trên đây là một số hạn chế trong các doanh nghiệp ngành điện. Các doanh nghiệp đang từng bước khắc phục các hạn chế, khó khăn trên theo sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình nói chung và trong toàn ngành nói riêng.

1.3 Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ngành Điện

Vũ Tiến Huy(2010), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty

Điện lực Hưng Yên( Luận văn Thạc sĩ). Trong bài luận văn thạc sĩ này đã nêu khái

quát các lý luận về hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp. Từ lý thuyết tác giả đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp ngành Điện nói chung và tại Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng. Qua thực trạng, đánh giá được điểm đạt được, hạn chế qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty mình nói riêng, làm kênh tham khảo cho các Công ty Điện lực khác nói chung.

Bùi Thị Vân (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty

CP chăn nuôi C.P chi nhánh Hải Phòng( Chuyên đề tốt nghiệp). Trong bài này, tác

giả đưa ra những lý luận cơ bản về hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nói chung. Từ lý thuyết, tác giả đề cập và phân tích thực trạng hiệu quả SXKD của Công ty CP chăn nuôi C.P. Từ đó người viết đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình.

Vũ Đình Hà(2007), Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện ở

Điện lực Nghệ An( Chuyên đề tốt nghiệp). Trong bài viết, tác giả đã hệ thống hóa lý

luận và thực tiễn về nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh bán điện của Điện lực Nghệ An. Trên cơ sở

khảo sát, đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh tại đơn vị và kết hợp với kiến thức được trang bị ở nhà trường để đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Điện lực Nghệ An trong thời gian tới.

Kết luận chương 1

Thông qua những lý luận căn bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp quyết định để sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là căn cứ để đánh giá mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định chính sách phát triển trong tương lai. Do vậy, doanh nghiệp cần đánh giá tỉ mỉ, chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình để có biện pháp xử lý thích hợp.

Những lý thuyết trên là cơ sở để ta nghiên cứu, phân tích, đối chiếu từ lý thuyết vào thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của Điện lực Văn Lâm- công ty Điện lực Hưng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho đơn vị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐIỆN LỰC VĂN LÂM

2.1 Tổng quan về Điện lực Văn Lâm

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Văn Lâm

Tên gọi: Điện lực Văn Lâm

Cơ quan chủ quản: Công ty Điện lực Hưng Yên

Địa chỉ: Tỉnh lộ 19, TT Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0321.3786.881

Fax: 0321.3989.535

Email: dienlucvanlam@gmail.com

Điện lực Văn Lâm trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên, được thành lập chính thức và đi vào hoạt động từ tháng 1/2005 theo Quyết định của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trên cơ sở tách một phần nguồn lực của Điện lực Mỹ Văn cũ. Đến nay, qua 10 năm hình thành và hoạt động, Điện lực Văn Lâm đã và đang không ngừng phát triển.

Năm 2005, Điện lực Văn Lâm có một trạm di động 110KV được xây dựng ở Lạc Đạo với công suất là 25MVA. Không ngừng phấn đấu phát triển để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng ở Văn Lâm, trong năm 2006, Công ty Điện lực Hưng Yên đã tiếp tục xây dựng một trạm điện có công suất là 40MVA-110KV tại Lạc Đạo. Đến tháng 7/2006 theo mô hình quản lý của Công ty Điện lực I có sự thay đổi và toàn bộ số TBA 110kV trên địa bàn Điện lực Hưng Yên quản lý đã bàn giao cho Xí nghiệp Điện cao thế Miền Bắc quản lý.

Tính hết ngày 31/12/2014, Điện lực Văn Lâm đang quản lý và vận hành: *Đường dây: 92,588 km đường dây trung thế (35; 22; 10KV); 236,66 km ĐZ 0,4KV.

* Trạm và máy biến áp: 126 máy biến áp phụ tải với tổng công suất là 50.955 kVA.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Điện lực Văn Lâm Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w