Thí nghiệm 3: Xác định thời gian tồn lưu của trifluralin trong sản

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu trifluralin trong sản phẩm cá tra (pangasianodon hypophthalmus) bằng hệ thống sắc ký khí (Trang 32 - 34)

T ỔNG QUAN ÀI LIỆU

3.2.3 Thí nghiệm 3: Xác định thời gian tồn lưu của trifluralin trong sản

phẩm thủy sản (cá tra)

3.2.3.1 Mục đích

Xác định nồng độ trifluralin trong sản phẩm cá tra và thời gian tồn lưu

của trifluralin trong sản phẩm.

3.2.3.2 Bố trí thí nghiệm

Gây nhiễm trifluralin vào sản phẩm cá tra bằng nguồn nước bị nhiễm

trifluralin .

Thí nghiệm gồm 6 bể, mỗi bể 50 con. Cá tra có trọng lượng trung bình khoảng 20 g, mua từ trại cá giống ở Cần Thơ. Cá có màu sắc sáng, khỏe mạnh,

không dị tật, không có dấu hiệu bệnh.

Nguồn nước sử dụng cho thí nghiệm cấp từ nước giếng và nước máy đã

được lọc. Bể nuôi cá được sục khí liên tục. Cá được cho ăn mỗi ngày 2 lần. Cá

được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

Thí nghiệmđược bố trí với một nhân tố A là nhân tố nồng độ thuốc gây

nhiễm. Thí nghiệm gồm có hai nghiệm thức.

A1 - nghiệm thức 1: Gây nhiễm cá ở nồng độ trifluralin là 0,025 ppm. A2 - nghiệm thức 2: Gây nhiễm cá ở nồng độ trifluralin là 0,05 ppm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

24

Sơ đồ thí nghiệm 3

Hình 3.8 Sơ đồ thí nghiệm 3

3.2.3.3 Tiến hành thí nghiệm

Hoá chất trifluralin gây nhiễm được pha từ thuốc thủy sản Merin có

nồng độ trifluralin là 48%. Cá được gây nhiễm với hai nồng độ A1 và A2 và gây nhiễm hai lần.

Gây nhiễm lần 1: Giảm mức nước trong bể xuống 30% và cho trifluralin vào bể đạt các nồng độ qui định sau 6 giờ thì nâng mức nước lên

đầy bể.

Gây nhiễm lần 2: Sau 24 giờ từ lúc gây nhiễm lần 1, giảm mức nước

trong các bể xuống 30% và cho trifluralin vào bể đạt các nồng độ qui định, sau

6 giờ nâng mức nước đầy bể.

Mỗi nghiệm thức được bố trí 3 bể, bể có thể tích 500 L. Hệ thống bể được sục khí liên tục. Cá tra giống Bố trí vào bể A1 A2 Thu mẫu định kỳ Xử lý mẫu

Phân tích trên máy sắc ký khí

Gây nhiễm lần 1

Gây nhiễm lần 2

25

3.2.3.4 Thu mẫu

Thu mẫu các yếu tố môi trường: nhiệt độ, oxy, pH được đo mỗi ngày 3 lần.

Thu mẫu nước vào chai nhựa 1 lít, trữ lạnh để phân tích nồng độ

trifluralin và thời gian trifluralin tồn lưu trong nước.

Thu mẫu cơ cá phân tích sự tồn lưu trifluralin.

Thu mẫu cá ban đầu trước khi gây nhiễm, ngày gây nhiễm và các ngày

định kỳ sau đó.

Thu mẫu cá 5 (con/lần/bể) vào các thời điểm:

Ngày 0 là ngày thu mẫu trước khi gây nhiễm.

Hình 3.9 Tiến trình thu mẫu cá thí nghiệm

3.2.3.5 Chuẩn bị mẫu phân tích

Cá sau khi thu mẫu được fillet, cắt nhỏ, xay nhuyễn, bảo quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích. Thu mẫu nước, lọc, bảo quản ở nhiệt độ -200C

cho đến khi phân tích trên máy GC.

Một phần của tài liệu Phân tích tồn lưu trifluralin trong sản phẩm cá tra (pangasianodon hypophthalmus) bằng hệ thống sắc ký khí (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)