tƣợng học sinh, nhóm, giáo viên trong việc đƣa ra kết quả sau đánh giá
2.3.1. Mục đích
Đƣa ra những nhận xét chính xác về từng học sinh trong lớp từ đó giúp học sinh tiến bộ hơn và giáo viên điều chỉnh phƣơng pháp phù hợp.
2.3.2. Cách tiến hành
- Giáo viên có thể đƣa ra những câu hỏi hoặc phát phiếu để giáo viên thu thập thông tin để đánh giá hoạt động nhóm của học sinh
- Giáo viên thu thập các thông tin phản hồi bằng cách có thể cho học sinh trả lời các câu hỏi sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả đánh giá
- Giáo viên đánh giá, nhận xét khả năng hoạt động nhóm của từng cá nhân học sinh
- Giáo viên yêu cầu cá nhân đánh giá cá nhân trong nhóm, đánh giá nhóm trƣởng, nhóm trƣởng đánh giá cá nhân
- Giáo viên yêu cầu nhóm đánh giá lẫn nhau (cá nhân nhóm này đánh giá nhóm kia, nhóm khác đánh giá cá nhân nhóm này)
- Giáo viên căn cứ vào kết quả quan sát, thời gian, phiếu, bảng kiểm đánh giá (mẫu bảng kiểm, phiếu)
- Giáo viên đƣa ra đánh giá, kết luận về hoạt động nhóm.
Trên đây, tôi đã trình bày 3 biện pháp đánh giá hoạt động nhóm. Qua thực tế học tập, tôi nhận thấy, để việc áp dụng các biện pháp trên đƣợc hiệu quả, cần chú ý nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của đánh giá với các đối tƣợng tham gia đánh giá nhƣ giáo viên, học sinh,..
Cụ thể là:
Hiện nay ở trƣờng Tiểu học nhiều giáo viên vẫn chƣa ý thức đƣợc vai trò của đánh giá đặc biệt là đánh giá trong hoạt động nhóm ở môn toán Tiểu học. Vì vậy việc khuyến khích, tạo điều kiện, yêu cầu giáo viên tham gia các lớp tập huấn về vai trò của đánh giá trong hoạt động nhóm với môn toán ở Tiểu học là một điều rất cần thiết. Nó giúp giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò của đánh giá hoạt động nhóm từ đó giáo viên có thể điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy, điều chỉnh cách thức đánh giá và đặc biệt hiện nay phƣơng pháp chấm điểm không còn phù hợp mà đánh giá thông qua nhận xét thì đánh giá qua hoạt động nhóm càng thể hiện đƣợc vai trò và hiệu quả của nó.
Ở các trƣờng tiểu học, nhà trƣờng, tổ bộ môn tổ chức các chuyên đề về vai trò đánh giá hoạt động nhóm cho giáo viên để giáo viên có thể hiểu, trao đổi để hiểu rõ hơn về vai trò của đánh giá và cách đánh giá. Khi tổ chức các chuyên đề cho giáo viên là cơ hội phổ biến cho hầu hết giáo viên đƣợc tham gia và thể hiện đƣợc quan điểm của mình từ đó giáo viên dễ dàng tiếp nhận đƣợc yêu cầu đề ra.
Giáo viên phải tích cực, nhiệt tình tham gia vào các buổi thao giảng trong trƣờng tiểu học, dự giờ một số tiết thi giáo viên dạy giỏi để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Thông qua đó giáo viên rút ra đƣợc kinh nghiệm cho bản thân, trau dồi đƣợc phƣơng pháp, kiến thức và thấy đƣợc vai trò của đánh giá nói chung, vai trò của đánh giá hoạt động nhóm nói riêng trong dạy toán ở tiểu học.
Các nhà quản lí cần phát động các phong trào trong nhà trƣờng: phong trào dạy tốt…, chú trọng trong công tác giảng dạy đối với giáo viên. Tổ chức các cuộc thanh kiểm tra, dự giờ đƣa ra những nhận xét, yêu cầu giáo viên nhanh chóng tiếp cận với những thay đổi mới của ngành giáo dục nhƣ thông tƣ 30 để giáo viên sớm điều chỉnh về cách đánh giá, từ đó thấy vai trò cần thiết của đánh giá trong hoạt động nhóm.
Thƣờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, mỗi tuần 1 lần sinh hoạt tổ chuyên môn để cá nhân các giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giáo viên trong cùng một tổ. Tổ trƣởng, tổ phó tích cực bồi dƣỡng về các kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức cho những thành viên trong tổ khác đặc biệt là với những giáo viên mới ra trƣờng kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức chƣa nhiều..
Cần chú trọng đến việc thiết kế các bài giảng và chuẩn bị giờ lên lớp. Các bài giảng cũng nhƣ giáo án cần đƣợc chuẩn bị chu đáo và cẩn thận trƣớc khi lên lớp, các bài giảng cần đƣợc thiết kế rõ ràng, chính xác, đối với các bài giảng điện tử cần đƣợc thiết kế thật hấp dẫn, sinh động, tạo hứng thú học tập của học sinh có thể xen các bài học cùng với các trò chơi, hình ảnh liên quan đến nội dung của bài học kích thích sự sáng tạo, trí tò mò của học sinh, đồng thời cũng góp phần giúp học sinh hiểu bài hơn có hứng thú học tập hơn. Khi thiết kế bài giảng cho hoạt động nhóm giáo viên phải tính đến thiết kế nội dung nào, thiết kế bài tập cho nhóm nhƣ thế nào, chia nhóm nhƣ thế nào, thời gian cho hoạt động là bao nhiêu để thuận tiện cho việc đánh giá từng cá nhân trong nhóm, đánh giá toàn nhóm và bài học đạt kết quả tốt nhất. Từ đó giáo viên sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của đánh giá hoạt động nhóm của môn toán ở trƣờng tiểu học.
+ Đối với học sinh
Giáo viên phổ biến, hƣớng dẫn học sinh thấy đƣợc vai trò của đánh giá hoạt động nhóm trong môn toán thông qua tiết dạy toán, tiết học khác, sinh hoạt….Giáo viên cho học sinh đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá trong hoạt động nhóm từ đó học sinh thấy đƣợc vai trò của đánh giá trong hoạt động nhóm tạo động lực giúp học sinh tích cực, chủ động tham gia hoạt động nhóm và học sinh quan sát cách làm việc, kiến thức, tƣ duy….của các bạn trong nhóm khi học toán để học sinh có thể đánh giá và học hỏi từ những thành viên trong nhóm giúp hình thành, thay đổi cách làm việc, tính cách của học sinh.
Khi đánh giá hoạt động nhóm ở môn toán của tiểu học giáo viên phải chú ý đánh giá một cách tƣơng đối chính xác để học sinh thấy sự công bằng, đƣa ra những lời khen, phê bình khéo léo một cách kịp thời tạo động lực cho học sinh trong quá trình học tập và trong hoạt động nhóm; giúp học sinh thấy tác dụng của hoạt động nhóm và đánh giá trong hoạt động nhóm.
Phối hợp đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động các phong trào, tăng cƣờng giao lƣu học hỏi giữa các học sinh với nhau nhƣ những phong trào theo lớp, theo tổ giải một số bài toán. Tổ chức các hội thi, các sân chơi giải trí nhằm ôn lại kiến thức cho học sinh và làm cho học sinh hứng thú, phấn khởi hơn trong suốt quá trình học tập, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em học hỏi thêm những kiến thức mới trong cuộc sống và giúp các em có thêm nhiều cơ hội giao lƣu học hỏi lẫn nhau giữa các sân chơi trí tuệ góp phần cho các em đƣợc trải nghiệm những sân chơi thực tế của trƣờng mình nhằm bồi dƣỡng và phát hiện những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc giúp đất nƣớc có thể tiến xa hơn trên trƣờng quốc tế. Từ đó giúp học sinh nhẹ nhàng nhận thấy vai trò của đánh giá trong hoạt động nhóm.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đánh giá kết quả học tập là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học. Hoạt động đánh giá không chỉ giúp giáo viên và học sinh có đƣợc những thông tin cần thiết để điều chỉnh hoạt động học sao cho phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra mà còn có tác dụng động viên, khuyến khích học sinh học tập. Hoạt động nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trƣờng tích cực, trong đó học sinh đƣợc tổ chức thành nhóm một cách thích hợp.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài của mình tôi đã thực hiện đƣợc các nhiệm vụ sau:
- Trình bày đƣợc một số khái niệm cơ bản về đánh giá, đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá hoạt động nhóm trong môn toán ở tiểu học.
- Trình bày đƣợc cơ sở thực tiễn về đánh giá hoạt động nhóm trong môn toán ở tiểu học.
- Đƣa ra một số biện pháp để đánh giá hoạt động nhóm trong môn toán ở tiểu học gồm:
Với mỗi một biện pháp tôi đã trình bày: mục đích, cách tiến hành.
+ Tổ chức lớp bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên về đánh giá, cách thiết kế các mẫu phiếu, cách sử dụng phiếu
+ Tăng cƣờng vai trò của cá nhân học sinh và nhóm học sinh trong đánh giá
+ Kết hợp đánh giá giữa đánh giá kết quả của các đối tƣợng học sinh, nhóm, giáo viên trong việc đƣa ra kết quả sau đánh giá
Nhƣ vậy, đề tài của tôi đã đƣa ra đƣợc một số biện pháp để đánh giá hoạt động nhóm. Nếu có điều kiện tốt hơn tôi mong đề tài có thể đƣa vào kiểm nghiệm thực tế và có thể nghiên cứu mở rộng hơn cho những môn học khác ở tiểu học.
PHỤ LỤC
Phiếu điều tra đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở Tiểu học.
(Dùng cho giáo viên) I. Thông tin cá nhân:
1. Họ và tên: 2. Năm sinh: 3. Năm công tác: 4. Chức vụ:
II. Nội dung điều tra:
Thầy (cô) hãy đánh dấu × vào ô trống mà thầy (cô) cho là hợp lí nhất Câu 1. Theo thầy (cô) vai trò của đánh giá hoạt động nhóm là:
1. Rất cần thiết 3. Bình thƣờng
2. Cần thiết 4. Không cần thiết
Câu 2. Mức độ tiến hành đánh giá hoạt động nhóm khi dạy toán ở trƣờng tiểu học mà thầy (cô) đang giảng dạy là:
1. Thƣờng xuyên 3. Hiếm khi
2. Thỉnh thoảng 4. Không bao giờ
Câu 3. Theo thầy (cô) các thành viên tham gia đánh giá hoạt động nhóm gồm: 1.Giáo viên 3. Phụ huynh học sinh
2. Học sinh 4. Tất cả các ý kiến trên Ý kiến khác:
……… ……… ……… Câu 4. Theo thầy (cô) có những thuận lợi gì khi đánh giá hoạt động nhóm? 1. Có công cụ đánh giá hoạt động nhóm
2. Trình độ nhận thức của học sinh 3. Kỹ năng làm việc nhóm của học sinh 4. Học sinh hiểu nhau
Ý kiến khác:
……… ……… ……… Câu 5. Thầy (cô) gặp những khó khăn gì khi đánh giá hoạt động nhóm? 1. Khả năng đánh giá của giáo viên
2. Công cụ đánh giá 3. Không gian lớp học chật Ý kiến khác: ……… ……… ……… Câu 6. Theo thầy (cô) có những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế của đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học?
1. Sĩ số lớp đông
2. Cơ sở vật chất lớp học chƣa tốt 3. Do nội dung khó
4. Trình độ nhận thức của học sinh 5. Năng lực của giáo viên
Ý kiến khác:
……… ……… ………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Thị Phƣơng Anh, Hoàng Thị Tuyết (2006), Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học (tài liệu bồi dưỡng giáo viên), Dự án phát triển giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên), Dự án phát triển giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục, sƣ phạm, 2007.
[3] Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung, Kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục, NXB Đại học sƣ phạm, 2008 .
[4] Hoàng Công Kiên, Xây dựng quy trình dạy học hợp tác nhóm trong dạy học Toán ở Tiểu học. Tạp chí Giáo dục số Đặc biệt (2012).
[5] Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Tạp chí Giáo dục, số 26 (2002).
[6] Phạm Đình Thực, Phương pháp dạy học toán tiểu học, NXB Giáo dục, 2009.
[7] http.Tieuhoc.moet.gov.vn. [8] http.tailieu.vn.