Cách tiến hành

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học (Trang 34 - 41)

Công tác tập huấn, bồi dƣỡng giáo viên ở tiểu học về đánh giá hoạt động nhóm còn có những hạn chế, bất cập nhƣ:

- Nhận thức của các sở giáo dục và phòng đào tạo về bồi dƣỡng chƣa tƣơng xứng với nhu cầu và yêu cầu. Số lớp tổ chức chƣa nhiều, chƣa hết đƣợc đến đội ngũ giáo viên. Việc tổ chức lớp vẫn đa dạng, chƣa phân loại đối tƣợng để tổ chức tập huấn riêng theo những nội dung chuyên sâu phù hợp với đối tƣợng.

- Phƣơng pháp triển khai nội dung theo các chuyên đề vẫn áp dụng theo phƣơng pháp thuyết trình là chính, thời gian tổ chức một buổi tập huấn thƣờng chỉ trong một buổi nhƣng có từ 2 - 3 nội dung nên chƣa sâu, chƣa kỹ. Thời gian để tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn cho giáo viên gặp khó khăn. - Nội dung bồi dƣỡng, tập huấn chƣa liên hệ và gắn kết nhiều với thực tiễn hoạt động ở cơ sở, chủ yếu vẫn là cung cấp các kiến thức mà chƣa quan tâm nhiều đến việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, các nội dung vẫn từ cấp trên triển khai xuống mà chƣa xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên.

- Công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo đánh giá kết quả tập huấn, bồi dƣỡng hằng năm ở các trƣờng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên; thời lƣợng tổ chức các lớp tập huấn có nơi còn ít, chƣa đảm bảo yêu cầu.

Từ tình hình nêu trên, để nâng cao khả năng đánh giá trong hoạt động nhóm các sở, phòng giáo dục phải nhận thức đúng và trách nhiệm hơn nữa trong công tác tập huấn, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Giành thời gian và nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác này, nội dung có thể phân loại để tổ chức thành nhiều lớp .Có thể nêu một số đổi mới về nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nhƣ sau:

Về nội dung tập huấn có thể chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Trang bị những vấn đề cơ bản về việc đánh giá hoạt động nhóm

Đối với nội dung này, ngoài việc giảng trên lớp cần cung cấp tài liệu, có thể in dƣới dạng cuốn cẩm nang cầm tay, tờ gấp nhƣ hiện nay vẫn đang thực hiện.

+ Nhóm 2: Trang bị phƣơng pháp, các kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm nhƣ: Kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thƣơng lƣợng (các cuộc thi, diễn đàn, giúp cho giáo viên chuyển hóa đƣợc các kiến thức đã đƣợc bồi dƣỡng để giải quyết tốt các mối quan hệ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực tiễn. Nếu không coi trọng đi vào rèn các kỹ năng thì dù có kiến thức về chuyên môn nhƣng giáo viên sẽ không biết cách làm thế nào để đƣa những kĩ năng đem lại hiệu quả cho học sinh trong hoạt động nhóm.

Về phương pháp: Trang bị cho giáo viên tiểu học một số phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp xây dựng kế hoạch hoạt động; phƣơng pháp tổ chức các hoạt động, phƣơng pháp học tập tích cực…

- Tổ chức tập huấn, tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, đối thoại, tổ chức các cuộc thi...

- Chọn cử giáo viên đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn do sở, phòng giáo dục tổ chức

- Tổ chức tập huấn theo phƣơng pháp tích cực: Trên thực tế thì khi sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời giảng không vất vả và ngƣời nghe không bị thụ động, mà phải tập trung tƣ duy và tham gia vào quá trình trao đổi

Về một số giải pháp của sở giáo dục và phòng giáo dục

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sở, phòng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên. Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng giáo viên theo từng loại hình đảm bảo có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu.

Đổi mới phƣơng thức chỉ đạo đối với các trƣờng theo hƣớng tăng cƣờng hƣớng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thƣờng xuyên; chú trọng việc định hƣớng, lựa chọn giáo viên thực sự có năng lực.

Tăng số lớp tập huấn, bồi dƣỡng hằng năm, phải đảm bảo phủ hết tới đội ngũ giáo viên, đối với các lớp về rèn kỹ năng cần tổ chức với số lƣợng ngƣời tham gia vừa phải thì mới tạo môi trƣờng để mọi ngƣời cùng tham gia, nhất là đƣa ra đƣợc các tình huống từ thực tiễn để cùng nhau trao đổi, lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.

Các sở, phòng giáo dục đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động tại trƣờng, đây là một hình thức bồi dƣỡng, rèn luyện giáo viên hiệu quả bởi giáo viên đƣợc tham gia trực tiếp.

Giải pháp đối với giáo viên.

Nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút và học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động.

các kỹ năng, phƣơng pháp cần thiết để tự tin trong việc triển khai, tổ chức hoạt động nhóm, để thiết kế các phiếu đánh giá hoạt động nhóm cho từng cá nhân, giúp cho việc đánh giá tổng kết của giáo viên chính xác.

Mạnh dạn tham gia các diễn đàn, các hoạt động, chủ động đề xuất với lãnh đạo tổ chức các phƣơng pháp đánh giá hoạt động nhóm cho giáo viên tại trƣờng tiểu học.

Giải pháp về các nguồn lực

Huy động nguồn lực đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các trƣờng tiểu học nhƣ trang bị máy chiếu, hình ảnh cho đội ngũ giáo viên Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dƣỡng phù hợp với tình hình, đối tƣợng, địa bàn, đảm bảo sự chủ động của sở phòng.

Cách thiết kế và sử dụng các phiếu hoạt động nhóm.

Thiết kế phiếu đánh giá hoạt động nhóm có thể có nhiều dạng với nhiều mức độ phức tạp khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có những đặc điểm chung là:

• Tập trung vào những mục tiêu có thể đo lƣờng đƣợc và thƣờng đƣợc thể hiện bằng các nội dung hoặc các tiêu chuẩn (của sự thể hiện, hành vi hoặc chất lƣợng) mà ta muốn đánh giá trong hoạt động nhóm

• Mô tả sự thể hiện của mỗi nội dung ở một vài mức độ khác nhau với các giá trị điểm. Nhƣ trong công cụ đánh giá có thể có 4 mức độ về chất lƣợng hoặc mức độ đạt đƣợc và đƣợc sắp xếp từ cao nhất đến thấp nhất. Các phiếu đánh giá trong phần đánh giá có hai loại là khái quát hoặc cụ thể. Phiếu tự đánh giá khái quát cung cấp một bức tranh tổng thể về mục tiêu và không đƣợc diễn đạt bằng các nội dung cụ thể. Ví dụ về loại phiếu tự đánh giá cụ thể nhƣ sau:

Phiếu tự đánh giá hợp tác của cá nhân

Họ và tên: Lớp:

Em hãy khoanh tròn và trƣớc các ý 1, 2, 3, 4 mà em cho là đúng

Nội dung 4 3 2 1

Tham gia hoạt động

nhóm

Tham gia đều đặn và tích cực Có tham gia cho nhóm Có tham gia nhƣng không đều đặn cho nhóm Không tham gia Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm Hoàn thành công việc đƣợc giao Hoàn thành công việc đƣợc giao với sự nhắc nhở Chƣa hoàn thành xong công việc đƣợc giao Không hoàn thành công việc đƣợc giao Hợp tác với nhóm Nhóm trƣởng chia sẻ nhiều ý kiến và đóng góp những thông tin có liên quan Nhóm trƣởng chia sẻ các ý kiến khi đƣợc khuyến khích. Nhóm trƣởng thỉnh thoảng chia sẻ các ý kiến khi đƣợc khuyến khích. Nhóm trƣởng không chia sẻ các ý kiến khi đƣợc khuyến khích. Nhận xét bằng phiếu tự đánh giá:

Sử dụng phiếu tự đánh giá để phân chia điểm cho những nhiệm vụ thể hiện khả năng cần phải hƣớng dẫn cả học sinh và phụ huynh học sinh, những ngƣời đƣợc làm quen với các bài kiểm tra và các câu hỏi trắc nghiệm. Phân chia điểm dựa trên phiếu đánh giá có thể đánh giá đƣợc đa dạng kiến thức, kĩ

năng, kĩ thuật, và các quá trình hơn là các bài kiểm tra truyền thống, vì vậy cần phải nắm chắc hơn các thuộc tính về chất lƣợng học tập của học sinh. Phiếu tự đánh giá cụ thể với một giá trị điểm. Phiếu tự đánh giá cụ thể có thể chuyển thành bản hƣớng dẫn cho điểm bằng cách gán cho mỗi mức độ của sự thể hiện khả năng một giá trị. Giá trị của các nội dung cần phải đƣợc cân đối với nhau.

Phiếu tự đánh giá cụ thể với nhiều giá trị điểm. Xác định các thứ hạng bằng phiếu tự đánh giá với nhiều giá trị ở mỗi mức độ cần phải có cách nhìn toàn diện đối với các nội dung đánh giá. Các giá trị điểm trong một mức độ của một nội dung có thể không quan trọng nhƣ nhau. Một sản phẩm cụ thể có thể thoả mãn một vài giá trị điểm tại một mức độ của một nội dung hay của các nội dung khác ở các mức độ khác nhau. Đôi khi, số lƣợng các giá trị điểm không tƣơng ứng với các mức độ khác nhau, ví dụ ở một số nội dung, các cách hiểu sáng tạo và những phần quan trọng thƣờng chủ yếu nằm ở các mức độ cao trong phiếu tự đánh giá mà không bao giờ có ở các mức độ thấp. Khi sử dụng phiếu đánh giá chi tiết để xác định các thứ hạng cho những nhiệm vụ phức tạp, hãy khoanh tròn hoặc đánh dấu vào những giá trị áp dụng cho những phần cụ thể công việc của học sinh. Sau đó, sử dụng đánh giá chuyên môn để xác định giá trị một mức độ bằng cách cho điểm số ở mỗi một nội dung hoặc bằng cách xem xét tổng thể chất lƣợng công việc. Xác định thứ hạng kiểu nhƣ thế này có phần chủ quan ở chỗ điểm giáo viên cho coi nhƣ là hợp lí mà không phải cộng các điểm thành phần. Nếu điểm số là phù hợp và công bằng, học sinh quen với kiểu cho điểm này và hiểu rõ hơn thông tin phản hồi chi tiết hơn từ cách chấm điểm này.

Phiếu tự đánh giá khái quát: Phiếu tự đánh giá khái quát không có các nội dung cụ thể, có thể đƣợc sử dụng để xác định các thứ hạng, nhƣng phiếu này cung cấp cho học sinh ít thông tin cụ thể về sự thể hiện khả năng của các em. Phiếu tự đánh giá về bài diễn văn có sức thuyết phục mô tả những gì

trong bài diễn văn ở các thang điểm khác nhau và có vẻ rất chung chung. Trong phiếu này không đem lại những phản hồi cụ thể, chẳng hạn nhƣ kĩ năng nói trƣớc đám đông có thể đƣợc cải thiện nhƣng lại đƣa ra cho học sinh ý tƣởng chung chung về việc so sánh bài diễn văn của học sinh với các chuẩn đánh giá.

Giúp học sinh và phụ huynh học sinh hiểu cách chấm điểm bằng phiếu tự đánh giá. Học sinh và phụ huynh học sinh, những ngƣời đã quen với đánh giá qua các bài kiểm tra và câu hỏi trắc nghiệm cần phải học để biết cách chấm điểm dựa trên phiếu tự đánh giá phản ánh sự đa dạng kiến thức, các kĩ năng và các tiến trình hơn so với các bài kiểm tra truyền thống. Cho điểm bằng phiếu tự đánh giá không chính xác nhƣ khi chấm bài trắc nghiệm. Điều này dễ hiểu vì những công việc đòi hỏi sự hiểu sâu sắc và tƣ duy bậc cao thì không dễ mà diễn tả và đánh giá nhƣ đối với một sự kiện hay những kĩ năng cơ bản. Cần phải hƣớng dẫn cách chấm điểm bằng phiếu tự đánh giá, đặc biệt là nếu học sinh chƣa từng làm quen với việc này bao giờ. Để chắc chắn học sinh hiểu cách chấm điểm bằng phiếu tự đánh giá, giáo viên có thể cho các em xem phiếu tự đánh giá mẫu và cách tính toán điểm, từ đó học sinh cũng nhƣ cha mẹ các em sẽ biết đƣợc vì sao mình hoặc con em mình lại đạt điểm nhƣ vậy nhờ chấm điểm bằng phiếu tự đánh giá. Khi việc học tập của học sinh đƣợc đánh giá bằng nhiều cách khác nhau trong suốt bài học thì có thể tránh cho học sinh đƣợc sự lo lắng mỗi khi phải làm bài kiểm tra. Áp dụng đánh giá thƣờng xuyên có thể giúp cho học sinh có tâm thế tốt hơn đối với lần đánh giá cuối cùng của dự án nhờ việc luôn cho các em biết những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Vì vậy, nếu học sinh gặp rắc rối với một kĩ năng cụ thể, hay một kĩ thuật cũng nhƣ một chủ đề nào đó, thì một bài đánh giá cho sản phẩm cuối cùng của dự án sẽ không làm cho các em quá bỡ ngỡ nhƣ nghe thấy nó lần đầu tiên. Lí do cơ bản để sử dụng phiếu tự đánh giá và hƣỡng dẫn

này cho học sinh biết rõ ràng những yêu cầu cần đạt đƣợc và buộc học sinh phải có trách nhiệm với công việc của mình. Nhờ sử dụng phiếu tự đánh giá, học sinh có khả năng diễn đạt những gì các em học đƣợc và biết chính xác những gì mình cần phải làm để dẫn đến thành công. Phiếu tự đánh giá và hƣớng dẫn cho điểm là những phƣơng tiện đánh giá cung cấp thông tin minh bạch cho học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh. Nhƣng thông tin này cho phép bất cứ ai có liên quan cũng có thể hiểu đƣợc những yêu cầu cần phải đạt và đảm bảo cho việc học tập của học sinh cũng nhƣ sự thành công của các em.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)