Một số biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 86 - 138)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2 Một số biện pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GVCN về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các HĐGDNGLL

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp: Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GVCN về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HĐGDNGLL thúc đẩy khả năng làm việc hiệu quả hơn nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL.

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp

- Thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề, thảo luận, tọa đàm trao đổi về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong việc nâng cao nhận thức CBQL, GVCN trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Triển khai việc thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch, chỉ tiêu cần đạt đối với từng HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cho CBQL, GVCN; phối hợp tuyên truyền sâu rộng đến các đoàn thể, cá nhân học sinh, PHHS hiểu rõ vị trí, tầm qua trọng của HĐGDNGLL, từ đó có sự phối kết hợp đồng bộ khi thực hiện các HĐGDNGLL.

- GVCN là những người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tham gia các HĐGDNGLL, do đó việc rèn luyện những kỹ năng như: kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tổ chức trại, kỹ năng múa hát tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tiếp cận, huy động, phối hợp các lực lượng xã hội tham gia tổ chức HĐGDNGLL, kỹ năng dẫn chương trình… là việc làm không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên. GVCN nhận thức tốt việc tham gia HĐGDNGLL trên tinh thần tự giác, luôn sáng tạo và học tập kinh nghiệm của nhau.

3.2.1.3 Cách thực hiện:

- Đối với cấp Sở, Phòng: cần tổ chức những buổi tập huấn, những buổi chuyên đề, hội thảo về HĐGDNGLL cho Hiệu trưởng và giáo viên nhằm hướng dẫn cụ thể cách thực hiện cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này.

- Đối với Hiệu trưởng: cần chủ động tổ chức tập huấn ngay từ đầu năm cho đội ngũ giáo viên toàn trường về nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động, chỉ tiêu cần đạt, đưa vào tiêu chuẩn thi đua hằng năm. Hiệu trưởng cũng nên thường xuyên tuyên truyền, vận động, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, trong các buổi sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm…tổ chức các hội thi tìm hiểu về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HĐGDNGLL; đưa ra những vấn đề còn vướng mắc, những nội dung chưa thực hiện tốt của hoạt động này yêu cầu giáo viên nên sáng kiến, tìm giải pháp để khắc phục.

- Tập huấn kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho GVCN thông qua các buổi tọa đàm, chuyên đề thực hành, hướng dẫn giáo viên về phương pháp, tổ chức HĐGDNGLL.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp: Xác định rõ nhiệm vụ và thời gian thực hiện các HĐGDNGLL nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh; đánh giá chính xác từng hoạt động; kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp với từng giai đoạn nhất định, tăng khả năng sáng tạo của CBQL và giáo viên.

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp:

- Tăng cường hiệu quả quản lý của hiệu trưởng qua việc lập kế hoạch cụ thể ở từng hoạt động, đúng mục tiêu đề ra, xác định chính xác các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí) và thời gian, không gian…. Ngoài ra, hiệu trưởng cần đưa ra được những phương án dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng trở nên chủ động, sáng tạo, không bị bất ngờ trước mọi tình huống.

- Nâng cao vai trò quản lý của hiệu trưởng nhất là chú ý chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và tổ chức các HĐGDNGLL.

- Tăng cường kiểm tra trong quản lý các HĐGDNGLL phát hiện, điều chỉnh kịp thời những khó khăn khi tổ chức HĐGDNGLL.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện:

- Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch phải thật cụ thể, rõ ràng, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị, xác định rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện, thời gian, địa điểm, kinh phí, người thực hiện và phổ biến bằng văn bản đến toàn thể giáo viên. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng nên có sự đầu tư, nghiên cứu kĩ kế hoạch của cấp trên, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn đơn vị, tránh sao chép một cách máy móc. Để tránh quá tải trong việc lập kế hoạch, hiệu trưởng nên mạnh dạn phân cấp quản lý cho các bộ phận, phân công cho các bộ phận tự lập kế hoạch cho công việc mình phụ trách, như vậy, hiệu trưởng sẽ có nhiều thời gian hơn cho công việc định hướng, phê duyệt các kế hoạch.

- Hiệu trưởng phân công cho người phụ trách các HĐGDNGLL hợp lí, phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, không chồng chéo, không lãng phí, tham khảo sách báo, tài liệu, học tập và nghiên cứu thêm về nghệ thuật quản lý. Hiệu trưởng nên có sự gần gũi, sâu sát, tìm hiểu tân tư, nguyện vọng của người được phân công để họ tự do sáng tạo, phát huy khả năng, sở trường của mình, không nên điều chỉnh, can thiệp quá sâu vào nhiệm vụ của người được phân công.

Do đó, để nâng cao chất lượng các HĐGDNGLL, hiệu trưởng cần quan tâm, theo dõi, hướng dẫn, động viên, chỉ đạo sát sao, điều chỉnh sửa chữa kịp thời để các HĐGDNGLL diễn ra đúng kế hoạch, đạt kết quả tốt và cần chú ý đến các yếu tố sau:

- Cần tạo được thông tin 2 chiều thường xuyên, kịp thời giữa hiệu trưởng và người được phân công thực hiện các hoạt động này.

- Việc đánh giá cần tạo được không khí thi đưa sôi nổi, động viên, rút kinh nghiệm cho các hoạt động lần sau. Hiệu trưởng cũng nên xây dựng nguồn quỹ dành riêng cho khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích tốt.

- Việc kiểm tra, đánh giá có thể được tiến hành thưởng xuyên bằng nhiều cách như: dự giờ, kiểm tra qua hồ sơ, sổ sách, kiểm tra qua báo cáo, kiểm tra qua kết quả đạt được, phân công cho các bộ phận kiểm tra lẫn nhau…

- Kiểm tra, đánh giá phải chính xác, công bằng khách quan: kiểm tra, đánh giá để giúp đỡ người thực hiện và đưa ra hoạt động của nhà trường đi lên chú không nhằm mục đích triệt hạ lẫn nhau. Kiểm tra, đánh giá cũng nên đúng lúc, đúng chỗ, tránh nhắc, lại hoặc so sánh với những kết quả chưa tốt trong quá khứ.

3.2.3. Xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp: Qua phân tích thực trạng cho thấy việc phối hợp thực hiện các HĐGDNGLL giữa 3 lực lượng chưa mạnh đặc biệt là vai trò của nhà trường chưa rõ nét.Vẫn còn nhiều nội dung HĐGDNGLL của nhà trường không được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cha mẹ học sinh, nhiều nội dung nhà trường chưa phối hợp được với địa phương, nhiều nội dung được đầu tư thực hiện trong trường rất rầm rộ, quy mô nhưng gia đình và dư luận xã hội không quan tâm, không hay biết. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động ở địa phương nếu không có văn bản chỉ đạo từ phòng giáo dục thì việc hưởng ứng thực hiện ở các trường không mạnh mẽ, thiếu đồng bộ. Biện pháp xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường là một biện pháp không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL ở

các trường tiểu học hiện nay; Nâng cao vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc phối hợp thực hiện các HĐGDNGLL giữa 3 lực lượng: nhà trường gia đình và xã hội.

3.2.3.2 Nội dung của biện pháp:

- Nhà trường cần tăng cường thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh, tuyên truyền, vận động, thuyết phục cho cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của các HĐGDNGLL để tạo sự đồng thuận trong các hoạt động của trường.

- Tăng cường thông tin với địa phương, kịp thời báo cáo với ủy ban về các kế hoạch, các hoạt động của nhà trường, tham mưu cấp ủy và chính quyền cùng dự thảo kế hoạch để có sự phối hợp đồng nhất trong các hoạt động phong trào.

- Nhà trường phải là cầu nối với gia đình và xã hội trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Làm tốt vai trò chủ đạo của mình sẽ giúp cho các HĐGDNGLL của nhà trường diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện tốt việc phối hợp hành động giữa nhà trường và các tổ chức, lực lượng khác như: ủy ban nhân dân phường quận đoàn, hội đồng đội, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, trung tâm TDTT, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học… trong các HĐGDNGLL.

3.2.3.3 Cách thức thực hiện:

- Nhà trường cần tăng cường thông tin 2 chiều với cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức, không chỉ qua các buổi hợp cha mẹ định kì mà còn qua sổ liên lạc, sổ thông báo, thư ngỏ, trang web, của nhà trường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại, băng rôn, tờ rơi…

- Tăng cường thông tin với địa phương, thường xuyên báo cáo với ủy ban về các kế hoạch, các hoạt động của nhà trường như: tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục bảo bệ môi trường, các hoạt động xã hội, các

buổi lao động công ích… để cùng phối hợp thực hiện tránh trùng lặp, chồng chéo, đồng thời tranh thủ ủng hộ các địa phương về mặt nhân sự, kinh phí, tính pháp lý… cho các hoạt động này.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục cho cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của các HĐGDNGLL để tạo sự đồng thuận và ủng hộ cho họ.

- Chủ động tổ chức các buổi họp, báo cáo kết quả các hoạt động mà nhà trường đã thực hiện với PHHS, với địa phương và ủy ban phường qua đó xin ý kiến đóng góp từ gia đình và xã hội dể hoạt động của nhà trường dược nâng cao.

- Chủ động liên hệ và mời những PHHS có khả năng tham gia và các hoạt động của nhà trường như: văn nghệ, hát múa, các hội thi với học sinh, các chuyến du khảo, tham quan, du lịch…

- Thực hiện tốt việc phối hợp hành động giữa nhà trường và các tổ chức, lực lượng khác cụ thể là: Tăng cường phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động giữa nhà trường và các cơ quan, đoàn thể trên, đặc biệt chú trọng về mặt thời gian diễn ra các hoạt động tránh sự trùng lặp, kém hiệu quả, tránh rơi vào các thời điểm tập trung ổn tập cho các kì kiểm tra định kì của ngành giáo dục;

- Sau khi thực hiện xong các hoạt động, cần tổ chức các buổi họp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giữa các lực lượng cho hoạt động lần sau.

3.2.4 Xây dựng CSVC, tạo điều kiện về kinh phí phục vụ cho hoạt động

3.2.4.1Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL giữ một vai trò rất quan trọng mà khi thiếu nó hoạt động có thể bị thất bại hoàn toàn. Do đó, để HĐGDNGLL đạt hiệu quả, chất lượng tốt cần có sự chuẩn bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động. Việc tăng cường CSVC,

trang thiết bị trên cơ sở hoàn thiện dần từng bước những trang thiết bị sẵn có sẽ giúp cho các HĐGDNGLL diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Việc tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho những người trực tiếp thực hiện các HĐGDNGLL sẽ là động lực mạnh mẽ giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho các HĐGDNGLL đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

3.2.4.2 Nội dung của biện pháp:

- Hoạt động GDNGLL ở các trường tiểu học thực hiện tốt và đạt hiệu quả nhất thiết phải được trang bị CSVC đầy đủ và cần thiết, các kế hoạch chỉ đạo rõ ràng và ngay cả sách báo, tài liệu, tranh ảnh hướng dẫn cho hoạt động cũng cần được sưu tầm và cung cấp đủ cho giáo viên vì dó là cơ sở giúp họ hiểu rõ hơn khi thực hiện hoạt động.

- Việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài trường như: ngân sách cấp hàng năm, PHHS đóng góp, hỗ trợ của các mạnh thường quân, doanh nghiệp hay của địa phương trong việc trang bị CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL tại mỗi đơn vị trường học cũng rất cần được quan tâm đúng mức và cần thiết.

- Các chế độ, chính sách ưu đãi cho CBQL, GVCN, TPT hay Cán bộ Giáo viên, công nhân viên ở các đoàn thể cũng cần được chú ý và quan tâm nhằm động viên, kích kích và tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có kế hoạch sử dụng và bảo quản CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL hợp lí.

3.2.4.3 Cách thức thực hiện

Để thực hiện việc trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL là hết sức tốn kém và không thể hiện trong thời gian ngắn. Do đó, HT cần:

- Lập kế hoạch trang bị dần hàng năm thật chi tiết, cụ thể nhằm xác định rõ những phương tiện, trang thiết bị nào cần thiết phải phải được trang bị và cần đổi nguồn kinh phí để thực hiện.

- Tham mưu cấp thẩm quyền kế hoạch mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho HĐGDNGLL,vận động PHHS, mạnh thường quân, hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp…để có thêm nhiều nguồn thông tin, tài liệu, sách báo hoặc phương tiện CSVC khác góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Đối với các trang thiết bị đắt tiền nhưng ít sử dụng thường xuyên, HT nên tính đến việc thuê mượn sẽ hiệu quả hơn.

- Bảo quản, sử dụng các trang thiết bị đã còn.

- Các đơn vị có sân bãi hẹp, trang thiết bị kém có thể hợp tác, liên kết với trường bạn trong việc tổ chức, sử dụng CSVC của nhau.

- Tích cực tham mưu với PGD và Ủy ban các cấp mở rộng diện tích, phát triển trường lớp nhằm giải tỏa bớt lượng học sinh trên địa bàn phường trọng điểm và trường đảm bảo sĩ số từ 30 đến 35 em/lớp; số lớp ở mỗi trường ít hơn 30(theo qui định Điều lệ trường tiểu học và qui chế đạt chuẩn quốc gia).

- Có chế độ chính sách, ưu đãi cho giáo viên hợp lý như tính tiết phụ trội đầy đủ khi họ thực hiện HĐGDNGLL vì hiện nay ở tiểu học chưa có tiết dành riêng cho các HĐGDNGLL nên phải thực hiện lồng ghép và các tiết học khác hoặc phải thực hiện ngoài giờ học hoặc trong các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật. Đặc biệt là TPT Đội, người thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ làm việc và trong các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ… nhưng không dược tính phụ trội như giáo viên dạy lớp. Trách nhiệm của TPT Đội là rất nặng nề nhưng họ không nhận được gì thêm ngoài lương. Để nâng cao hiệu quả của các HĐGDNGLL thì một trong những động lực thiết thực nhất

là đánh giá công bằng, thỏa đáng công sức, trách nhiệm của những người trực tiếp thực hiện. Do đó, Hiệu trưởng cần phải:

- Tính phụ trội các tiết dạy HĐGDNGLL đầy đủ cho GV khi họ thực hiện các hoạt động này.

- Tham mưu với lãnh đạo các cấp xem xét lại cách tính lương cho rằng TPT Đội chuyên trách vì cách tính như hiện nay là rất thấp, chưa hợp lí xem xét cách tính lương cho TPT Đội khi họ thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ làm việc, trong các ngày nghỉ, nghỉ lễ.

- Tranh thủ vận động sự ủng hộ từ phía địa phương, cha mẹ học sinh, và các nguồn thu khác để tăng cường thêm kinh phí cho các HĐGDNGLL đặc

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí min (Trang 86 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w